Tìm lối cho đường
KhiHoàng Anh Gia Lai vừa công bố ý định nhập đường vào Việt Nam để xuất sang TrungQuốc hồi đầu năm 2014, các doanh nghiệp đường trong nước đã một phen nao núng. Tuynhiên, trước bối cảnh này, Thành Thành Công Tây Ninh vẫn bình chân. Bởi lẽ họđã sớm chuyên nghiệp hóa từ trước.
Câu chuyện chuyên nghiệp hóa mía đường của Thành Thành Công phần nào cho thấynhững lý do Vì sao doanh nghiệp đường trong nước “sợ” đường Hoàng Anh Gia Lai.
Ngay cả khi ngành đường còn được bảo hộ mà chỉ một độngthái của đường Hoàng Anh Gia Lai đã khiến đường nội lo âu. Thuế suất 0% cho cácnước ASEAN được áp dụng vào năm 2015 đang đến rất gần, có lẽ đã hơi muộn đểdoanh nghiệp đường Việt Nam chuẩn bị.
Không còn mật ngọt
Trong suốt một thời gian dài, mía đường là lĩnh vựcđầu tư đầy mật ngọt với tỉ suất lợi nhuận gộp lên đến 30%. Nhưng kể từ năm2012, quá khứ huy hoàng này đã không còn. Năm rồi, lợi nhuận ròng của các côngty đường đều suy giảm nghiêm trọng. Ngay cả các công ty đầu ngành như ThànhThành Công Tây Ninh (mã cổ phiếu SBT) hay Mía đường Lam Sơn (mã LSS) cũng chịuchung số phận. Tỉ suất lợi nhuận gộp trung bình của các doanh nghiệp mía đườngniêm yết giảm xuống còn 10%.
Lợi thế độc quyền của các công ty mía đường trong nướcvẫn còn, hàng rào bảo hộ chưa bị dở bỏ, nhưng tại sao họ vẫn dễ bị tổn thương?Ông Phạm Hồng Dương, thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Mía đường Thành ThànhCông Tây Ninh (tên mới của Bournon Tây Ninh), nhận định: “Do sức cạnh tranh yếukém của doanh nghiệp”.
Vùng nguyên liệu luôn là vấn đề sống còn đối với cácdoanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Riêng với đường, nguyên liệu mía chiếmđến 90% giá thành sản xuất và cũng là khâu có nhiều vấn đề nhất.
Việt Nam có 4 vùng trồng mía chính là Bắc Trung bộ,Đông Nam bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, đồng bằng sông CửuLong là khu vực trồng mía nhiều nhất do điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng phù hợp.Quan trọng là vậy nhưng sau cả trăm năm phát triển của ngành đường, mía và đườngvẫn bị chia rẽ: đường là chuyện của doanh nghiệp, còn mía là chuyện của nôngdân. Khi giá đường giảm, doanh nghiệp thản nhiên giảm giá mua mía, khiến nôngdân điêu đứng. Hệ quả là mùa sau doanh nghiệp phải mua mía với giá ngất ngưỡngdo nông dân bỏ mía trồng cây khác.
Theo Công ty Chứng khoán Sacombank, giá mía năm 2013chỉ đạt 850.000 đồng/tấn, thấp hơn lúc cao điểm 15-20%. Nếu tính bình quân mỗivụ 10 tháng, cây mía chỉ mang về cho nông dân chưa tới 2 triệu đồng/ha mỗitháng. Trong niên vụ năm rồi, vùng nguyên liệu tại tỉnh Trà Vinh đã giảm gần10% là vì vậy.
Sau nguyên liệu thì công nghệ là tử huyệt thứ haikhiến cho đường Việt Nam không thể cạnh tranh với đường nước ngoài. Hầu hếtdoanh nghiệp trong nước đều sử dụng công nghệ của Trung Quốc nên hiệu suất thuhồi đường thấp. Với một tấn mía, các nhà máy đường trung bình chỉ thu được 90kg đường, thấp hơn 10% so với nước láng giềng Thái Lan. Khâu đầu tư trồng míachủ yếu vẫn làm thủ công, nên năng suất mía trung bình của Việt Nam chỉ đạt 64tấn/ha, thấp hơn Thái Lan đến 36%.
Công nghệ yếu kém đã đẩy giá thành sản xuất lên cao,khiến doanh nghiệp đường dễ bị tổn thương. Chẳng phải khi có chuyện đường HoàngAnh Gia Lai họ mới lo. Khi đường lậu Thái Lan tràn vào Việt Nam theo biên giớiTây Nam các doanh nghiệp đã không ngừng kêu ca. Giá rẻ nhưng chất lượng lạicao, khoảng 400.000 tấn đường Thái Lan lọt vào Việt Nam mỗi năm cũng khiến chođường nội tồn kho ngày càng cao.
Thành Thành Công có thành công?
Ông Phạm Hồng Dương, thành viên HĐQT Công ty mía đường Thành Thành Công Tây Ninh. |
Nếu như 3 năm trước, có lẽ Thành Thành Công chưa cầnđến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Mía đường.
Nhưng trong tình thế hiện nay,trung tâm này lại trở thành một trong những con bài chiến lược quan trọng ảnhhưởng đến sự sống còn của Công ty.
Được thành lập từ đầu năm 2013, trung tâmnày được đầu tư khá mạnh tay. Chi phí hoạt động trong năm đầu tiên là hơn 10 tỉđồng, gấp 5 lần chi phí mà trung tâm nghiên cứu Bến Cát (Bình Dương) bỏ ra. Hiệnnay, cả nước chỉ có 2 trung tâm nghiên cứu mía đường nói trên, một nhà nước vàmột tư nhân.
Giá rẻ nhưng chất lượng cao, đườnglậu từ Thái Lan lọt vào Việt Nam đã khiến đường nội tồn kho ngày càng lớn.
Là một khâu trong chiến lược phát triển vùng nguyênliệu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Mía đường này chịu trách nhiệm tìm ra giốngmía tốt. Hơn 22 giống mía của Tây Ninh sẽ được nghiên cứu để chọn lọc ra 8 giống.Trung tâm cũng nhập về 50 giống mỗi năm để chọn lựa giống thích hợp từ Pháp, Mỹ,Philippines, Brazil...
Giải quyết được khâu chọn giống, bài toán khó tiếptheo đối với Thành Thành Công là đưa nông dân về cùng nhà với mình.
Liên kết với nông dân là giải pháp mà một số công tyđường đầu ngành đã thực hiện, chẳng hạn như Mía đường Lam Sơn. Người dân ThanhHóa đã không còn lạ gì hình ảnh chủ tịch công ty này, ông Lê Văn Tam, gặp gỡ vàvận động từng hộ dân giữ vùng trồng mía. Ông cũng là người đầu tiên chủ trươngthực hiện các chính sách ưu đãi cho nông dân như góp cổ phần bằng đất, cho vayvốn với lãi suất ưu đãi.
Công ty con và liên kết của Thành Thành Công Tây Ninh
Thành Thành Công đang đi theo con đường của người đồngnghiệp, cũng hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho nông dân. Công ty này còn giữ giá muamía ngay cả khi thị trường giảm giá. Giá mua mía trung bình của họ trong vụ rồiđược giữ ở mức 1 triệu đồng/tấn, cao hơn thị trường 15%. Giống mía cũng là lợithế của Thành Thành Công và mỗi năm công ty này sẵn sàng hỗ trợ không hoàn lạicho mỗi hộ nông dân 10 tấn mía giống.
Một khâu quan trọng khác đối với người trồngmía là phân bón cũng được Thành Thành Công tính tới: họ mua số lượng lớn rồiphân phối cho nông dân với giá rẻ. Trong mùa vụ rồi, nông dân vùng nguyên liệucủa Thành Thành Công đã giảm được chi phí đến 1 triệu đồng/tấn mía nhờ những giảipháp nói trên.
“Dân số châu Á sẽ tăng khoảng 25% đến năm 2025, nhu cầu đường sẽ tăngtương ứng. Đây là cơ hội để đưa đường ra thế giới”.
Bà Huỳnh Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Tập đoàn ThànhThành Công, cổ đông lớn nhất tại Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh, nói, nôngdân là mắt xích quan trọng nhất để doanh nghiệp mía đường giảm được giá thànhnhưng không làm mất nguồn nguyên liệu. “Khi nông dân trồng được mía có năng suấtcao, họ sẽ tự mở rộng diện tích trồng, vùng nguyên liệu của Thành Thành Côngcũng tăng thêm”, bà cho biết.
Hiện nay Thành Thành Công có vùng nguyên liệu lớn thứhai cả nước với 15.000 ha, chỉ sau Mía đường Lam Sơn (17.500 ha). Để nâng cao vịthế, họ dự tính sẽ thuê đất để trồng thêm mía và lựa chọn những doanh nghiệp phùhợp để M&A. Mục tiêu và đối tượng cụ thể chưa được bà Ngọc tiết lộ.
Giải quyết được vấn đề nguyên liệu có thể giúp côngty tăng doanh thu, nhưng để giảm giá thành và tăng lợi nhuận phải kể đến côngnghệ. Được thừa hưởng công nghệ Pháp khi nhận chuyển nhượng khoản đầu tư từ Tậpđoàn Bourbon năm 2010, Thành Thành Công đang có lợi thế rất lớn so với công nghệTrung Quốc của các đối thủ nội địa.
Lợi nhuận còn có thể tăng thêm từ việc tối đa hóaquy trình sản xuất, tận dụng phụ phẩm để sản xuất cồn và tăng bán điện từ nguồnbã mía. Công ty này có nhà máy phát điện công suất 24 MW nhưng chỉ sử dụng hết9 MW, 15 MW còn lại được bán ra ngoài và đóng góp 5% tổng doanh thu hằng năm. Sắptới, công suất nhà máy này sẽ được tăng thêm 50% nữa.
Các sản phẩm phụ đang đónggóp khoảng 10% doanh thu của Công ty và ông Dương cho biết họ đang cố gắng nângcon số này lên ngang bằng với các doanh nghiệp mía đường thế giới là 25%.
Dù đã khai thác mọi giải pháp, nhưng áp lực cạnhtranh kể từ năm 2015, khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập, là mộtbài toán nan giải. Thuế suất 0% giúp đường của các công ty thế giới tràn vào ViệtNam.
Thế nhưng, có vẻ như bà Ngọc không lo lắng: “Đó lại là cơ hội”. Sản phẩmchính của họ hiện nay là đường tinh luyện và 90% sản lượng được bán cho cáckhách hàng công nghiệp trung thành. Và bà Ngọc cùng với nhóm lãnh đạo của mìnhđang nghĩ đến mục tiêu xuất khẩu khi thị trường được mở cửa.
Theo bà Ngọc, Tổ chức Lương Nông Thế giới đã tínhtoán, dân số châu Á sẽ tăng khoảng 25% đến năm 2025, nhu cầu đường sẽ tăngtương ứng. “Đây là cơ hội để đưa đường ra thế giới, gần nhất là các nước châuÁ”, bà nói. Hiện nay, các doanh nghiệp đường trong nước vẫn xuất tiểu ngạch quaTrung Quốc, quốc gia đang có nhu cầu nhập khẩu đường lớn. Giá nhập đường củaTrung Quốc vẫn cao hơn giá tại Việt Nam khoảng 15%.
Để hiện thực hóa điều này, bà Ngọc và Tập đoàn Thành Thành Công chấp nhậngiảm lợi nhuận và đầu tư khá nhiều. Nhu cầu tài chính tăng lên khiến công tytăng vay nợ từ 939 tỉ năm 2012 lên 1.409 tỉ đồng năm 2013, chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Bà cũng mạnh tay hơn trong việc đầu tư cổ phần ởcác công ty cùng ngành. Gia đình bà Ngọc hiện sở hữu trên 51% cổ phần tại Thành Thành Công Tây Ninh và dưới công ty này là 1 công ty con và 5công ty liên kết.
Ngọc Dương
Nguồn Gafin/ NCĐT
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư