Việt Nam có nên đổi múi giờ thành GMT+8?
Chúng tôi phỏng vấn ông Nguyễn Đức Phường - Tổng thư ký Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam về vấn đềđang gây tranh cãi này.
- Thưa ông, nhiều cư dân mạng đang có cùng thắc mắc, vì sao Việt Nam không dùng múi giờGMT + 8?
Ông Nguyễn ĐứcPhường - Tổng thư ký Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam (Ảnh: Internet) |
Nhưng không phải tất cả các vùng trong cùng một múi giờ thì đồng hồ chỉ thời gian như nhau mà nócòn phụ thuộc vào quy định phân chia thời gian của vùng đó.
Chúng ta quy ước sử dụng 24 đường kinh tuyến chia bề mặt Trái đất thành 24 phần bằng nhau và tạothành 24 múi giờ.
Ở Trái đất, thời gian biến đổi từ Đông sang Tây và theo quy ước thì Việt Nam của chúng ta nằm ởmúi giờ +7, theo giờ quốc tế UTC là giờ kinh tuyến số 0 đi qua Đài thiên văn Greenwich ở Anh.
Theo tôi, có 3 lý do chúng ta không dùng múi giờ thứ +8, tức là cộng nhanh thêm 60 phút:
Thứ nhất, về lý do lịch sử, kể từ khi chuyển về dùng múi giờ +7, người Việt chúng ta đã tạo ra mộtthói quen trong mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa.
Và thực tế, các lĩnh vực đời sống này đang phát triển rất tốt và thuận lợi, tạo ra một nề nếp tổchức. Do vậy không có lý do gì cần phải thay đổi.
Thứ hai, về mặt địa lý, Việt Nam thuộc múi giờ +7 theo quy ước chuẩn quốc tế phân chia địa cầuthành 24 múi giờ.
Có lẽ chúng ta muốn để sự phân chia tự nhiên như vậy. Hơn nữa, là một quốc gia trải dài từ Bắcxuống Nam nên chúng ta nằm gọn trong múi giờ +7, chứ không như nhiều quốc gia có diện tích lãnh thổtrải rộng trên nhiều múi giờ như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Canada, Úc…
Đây cũng là một thuận lợi cho việc thống nhất thời gian trong cả nước mà sự chênh lệch về thời giansinh học cũng như đón nhận bình minh, hoàng hôn không nhiều.
|
- Có thông tin nói Việt Nam từng dùng GMT+8? So với GMT + 7, múi giờ nào có lợi chochúng ta hơn?
Không thể khẳng định múi giờ nào có lợi cho chúng ta hơn bởi thời gian là công cụ do chúng ta quyước.
Hơn nữa, vào khoảng thời gian những năm 50, đời sống của nhân dân ta còn nhiều cơ cực, lạc hậu nêncó thể nói việc thay đổi múi giờ không tạo ra bất cứ tác động nào cả.
Tuy nhiên, sử dụng cùng một lúc hai múi giờ tại các vùng khác nhau sẽ tạo ra những phiền toái trongcuộc sống.
Thực tế điều này đã từng xảy ra vào những năm đất nước còn chia cắt hai miền Bắc - Nam.
Miền Bắc sử dụng múi giờ +7 trong khi miền Nam lại dùng múi giờ +8.
- Cũng có tin nói Việt Nam đã có thời gian dùng GMT+9 trong vòng nửa năm? Khi đó cuộcsống của người Việt, theo như hiểu biết của ông, ra sao?
Tôi cho rằng, cuộc sống của người dân Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đó không bị tác động gì.Chẳng qua, để thuận tiện cho việc cai trị, bóc lột và khai thác thuộc địa thì chính quyền Nhật thờiđó quy định các nước Đông Dương sử dụng múi giờ +9.
- Có ý kiến cho rằng, về mặt địa lý và khoa học, Việt Nam dùng múi giờ GMT + 7 là hoàntoàn phù hợp, nhưng không có nghĩa là chuẩn. Ông có thấy vậy không?
Không phải tất cảcác vùng trong cùng một múi giờ thì đồng hồ chỉ thời gian như nhau mà nó còn phụ thuộc vào quy địnhphân chia thời gian của vùng đó (Ảnh minh họa: Internet) |
Quen sử dụng với chuẩn thời gian vốn có sẽ thuận lợi cho các hoạt động trong cuộc sống hơn nếu xétmột cách tổng thể.
Ngay cả trong hoạt động kinh tế, trong thời buổi hội nhập, mọi quốc gia, tập đoàn, công ty đều cóchi nhánh hay đại diện ở khắp nơi trên thế giới, hoạt động 24/24h, mọi thông tin, giao dịch đượcthực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
Như Ấn Độ, người ta được thuê outsource (làm thuê ngoài) cho các công ty Mỹ rất nhiều. Chẳng hạnkhi người châu Á gọi đến trung tâm chăm sóc khách hàng của Mỹ vào ban ngày thì ở Mỹ đang làđêm.
Vậy là thông tin thay vì đến Mỹ thì sẽ được chuyển ngược lại về Ấn Độ để nhân viên ở đây làm việcvới khách hàng. Như vậy, người Mỹ đang làm việc 24/24 giờ (round the clock), không có khái niệmngày đêm nữa.
Chính vì vậy, vấn đề về đồng bộ thời gian theo kiểu chuyển đổi múi giờ không quá quan trọng. Điềuquan trọng là chúng ta có một chuẩn thời gian quốc tế đã được quy định.
Thực tế, những khu vực kinh tế - chính trị lớn như Liên minh châu Âu, ASEAN,… đều bao gồm nhiềuquốc gia, vùng lãnh thổ trải dài trên nhiều múi giờ. Hầu như việc chênh lệch múi giờ không ảnhhưởng đến sự phát triển trên nhiều phương diện của các tổ chức này.
Hơn nữa, ngày nay các trung tâm kinh tế và thương mại lớn hầu như phân bố khắp các châu lục, thếgiới trở nên phẳng hơn thì không có một hay một số những trung tâm này lại gây ảnh hưởng đến cácnền kinh tế khác chỉ vì chênh lệnh múi giờ.
- Nhưng múi giờ có thể hiện bản sắc quốc gia?
Vị trí địa lý của một quốc gia trên địa cầu liên quan chặt chẽ đến múi giờ đi qua quốc giađó.
Điều này còn mang ý nghĩa thể hiện chủ quyền của quốc gia trên bản đồ thế giới.
|
Đó là chưa kể đến những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, đời sống tâm linh nói chung của người dânvốn xưa nay như vậy. Việc thay đổi múi giờ chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến "đời sống tinhthần" của các dân tộc đa dạng trên đất nước ta.
Theo tôi, việc thay đổi múi giờ, nghe thì có vẻ đơn giản chỉ cần một vài thông báo, người dân chỉnhlại đồng hồ nhưng thực ra sẽ có những hệ lụy nhất định.
- Người ta cũng cho rằng chúng ta nên hòa nhập theo thế giới, tức là đổi múi giờ. Ôngcó đồng tình với đề xuất trên hay không? Vì sao, thưa ông?
Như tôi đã nói ở trên, chính việc hội nhập thế giới đã khiến thế giới trở nên phẳng hơn và điều nàycàng làm cho sự ảnh hưởng của việc chênh lệch múi giờ là không lớn.
Điều quan trọng là chúng ta đã có một chuẩn thời gian quốc tế. Và chắc chắn là tôi không đồng tìnhvới đề xuất này.
Những quốc gia có lãnh thổ trải rộng trên nhiều múi giờ thì có có thể giảm bớt múi giờ để tiện choviệc điều hành đất nước.
Bên cạnh đó, do vị trí địa lý giữa các địa phương trên lãnh thổ của những quốc gia này cách xanhau thì họ cũng có thể điều chỉnh thời gian ở từng địa phương cho phù hợp.
Đất nước của chúng ta nằm trên một múi giờ là một điều kiện thuận lợi về mặt thời gian nên khôngcó lý do gì phải thêm bớt múi giờ.
Khi chúng ta quensử dụng với chuẩn thời gian vốn có sẽ thuận lợi cho các hoạt động trong cuộc sống hơn? |
Mới nghe qua thì mọi người có thể thấy có lý, nhưng thực ra thì không phải vậy. Thực ra thời gianlàm việc thường quy định rất khác nhau tùy theo quốc gia, miễn sao nó tác động tích cực đến sự pháttriển của đất nước trên bình diện tổng thể.
Có những quốc gia quy định thời gian làm việc bắt đầu từ 9 giờ sáng, có những quốc gia thì sớm thậmchí muộn hơn. Một ngày chỉ có 24 giờ và tùy thuộc vào thời điểm nào trong năm thì độ dài ngắn củangày đêm sẽ thay đổi. Bạn không thể làm thay đổi bản chất tự nhiên đó và việc thay đổi múi giờ cũngvậy.
Vẫn là múi giờ +7, cơ quan bạn hoàn toàn có thể đưa ra quy định, vào mùa hè bắt đầu làm việc từ 7giờ sáng thay vì 8 giờ, và buổi chiều kết thúc giờ làm lúc 16 giờ thay vì 17 giờ miễn sao bạn phảiđảm bảo đủ 8 tiếng hiệu quả trong một ngày.
Như vậy, bạn không còn phải quá lo lắng khi đi làm giữa trời nắng nóng và khi về vẫn còn thời gianlang thang uống bia, đi chợ. Và mùa đông thì lại quy định thời gian biểu khác để vừa thuận tiện chocuộc sống và công việc.
Thực tế có nhiều quốc gia áp dụng thời gian biểu linh hoạt vào các mùa khác nhau trong năm.
Một ngày chỉ có từng đó thời gian chúng ta không thể kéo dài hay rút ngắn đi. Khi chúng ta dùng quánhiều thời gian cho hoạt động này sẽ bớt đi thời gian cho hoạt động khác và việc thay đổi sang múigiờ +8 không thể làm thay đổi điều đó.
Đấy là chưa kể sự thay đổi này sẽ rất phức tạp, gây ra nhiều phiền toái thậm chí lãng phí và phảixét trên tổng thể của cả một quốc gia.
Dù trước hay muộn thì ban ngày hay ban đêm chỉ dài từng đó. Nếu bạn bật điện muộn thì tắt cũng phảimuộn. Thay đổi múi giờ có bớt cho bạn 1 tiếng đồng hồ đâu để có thể tiết kiệm.
Nguồn VTC
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư