Thị trường tín chỉ carbon mơ hồ, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu suy yếu
Mặc dù các tín chỉ cũ hơn không nhất thiết là kém hiệu quả hơn trong việc giảm lượng khí thải carbon, nhưng chúng có thể cản trở nỗ lực cắt giảm khí nhà kính. Ảnh: AP.
Phân tích dữ liệu toàn cầu mới của Nikkei Asia Review cho thấy gần 40% tín chỉ carbon mà các công ty mua đã có tuổi đời trên 5 năm, một xu hướng mà các chuyên gia cho rằng đang đe dọa tiến độ cắt giảm phát thải khí nhà kính.
Tín chỉ carbon là quyền giao dịch cho phép doanh nghiệp sở hữu thải ra 1 tấn CO2/ tín chỉ. Ví dụ, một công ty tạo ra 12 tấn khí thải trong khi giới hạn là 10 tấn, thì công ty này có thể mua lại 2 tín chỉ từ các công ty tạo khí thải thấp hơn mức giới hạn và có tín chỉ dư. Hiệu quả của việc cắt giảm khí thải được xác nhận bởi một bên thứ ba và các tín chỉ được cấp thông qua những nỗ lực này có thể được giao dịch trên thị trường carbon.
Nikkei đã phân tích dữ liệu từ năm 2009 được xuất bản bởi Verra, một trong những đơn vị kiểm định bù đắp carbon lớn nhất thế giới, đánh giá khoảng 99.000 tín chỉ được sử dụng để bù đắp 192 triệu tấn CO2. Dữ liệu bao gồm tên của các công ty đã mua các tín chỉ.
Phân tích của Nikkei cho thấy 38% các tín chỉ đã xác nhận mà các công ty mua - tương đương 73 triệu tấn CO2 trên 5 năm tuổi, trong khi hơn 4% ít nhất 10 năm tuổi và chỉ 37% từ ba tuổi trở xuống.
Mặc dù các tín chỉ cũ hơn không nhất thiết là kém hiệu quả hơn trong việc giảm lượng khí thải carbon, nhưng chúng có thể cản trở nỗ lực cắt giảm khí nhà kính, vì một khi tín chỉ được cấp, các tổ chức trung gian hiếm khi xét xem dự án có được thực thi thể theo tín chỉ hay không, chẳng hạn như việc trồng rừng.
Độ tuổi của tín chỉ carbon. |
Nếu các nhà phát hành tín chỉ có thể tạo ra đủ doanh thu từ các dự án cắt giảm carbon để cải thiện bảo tồn rừng và trồng rừng, việc kinh doanh các tín chỉ phát thải có thể góp phần giảm thiểu khí nhà kính trên toàn cầu. Nhưng nếu các tín chỉ vẫn không bán được và giá của chúng giảm xuống, thì các nhà phát hành sẽ khó tiếp tục duy trì các dự án.
Một dự án trồng rừng ở miền Trung Ấn Độ, được cấp tín chỉ từ năm 2012 đến năm 2014, là minh họa rõ ràng về những khó khăn. Hình ảnh vệ tinh cho thấy phát quang cây cối trong khu vực dự án ngày càng nhiều và cả việc xây dựng các tấm pin mặt trời cũng không hề thua kém.
Một dự án trồng rừng ở Uruguay dự tính kéo dài 100 năm, theo đó tín chỉ carbon được cấp vào năm 2007 và vẫn được giao dịch vào năm ngoái, đã đi vào bế tắc, dẫn đến nạn phá rừng thậm chí còn nhiều hơn.
Nếu các khoản tín chỉ ủng hộ các dự án thất bại như vậy tiếp tục được giao dịch, chúng sẽ làm suy yếu nỗ lực khử carbon trên toàn cầu.
Với những khu rừng có nguy cơ bị khai thác gỗ liên tục, các chuyên gia cho rằng các tín chỉ mới sẽ được ưu tiên hơn. Nhưng đối với các công ty kinh doanh, tất cả các tín chỉ carbon đều giống nhau khi tính toán mức giảm phát thải CO2, bất kể thời điểm chúng được xác minh,.
Nhưng vì giá carbon thường giảm khoảng một nửa sau 5 năm, một số công ty đã quảng bá việc cắt giảm phát thải bằng cách mua các khoản tín chỉ cũ hơn, rẻ hơn. Với sự phân chia thị trường tín chỉ phát thải, các khoản tín chỉ rẻ hơn chắc chắn thu hút các công ty trên toàn thế giới hơn.
Việc sử dụng các tín chỉ carbon cũ sẽ khác nhau tùy theo ngành. Tính đến tháng 9 năm 2021, Delta Air Lines là doanh nghiệp mua nhiều nhất các tín chỉ có tuổi đời hơn 5 năm, tương đương 7,28 triệu tấn CO2. Con số này đại diện cho 45% doanh số mua của các hãng hàng không Hoa Kỳ.
Doanh nghiệp mua nhiều tín chỉ trên 5 năm nhất. |
Hãng năng lượng khổng lồ Shell đã bù đắp 79% lượng khí thải của mình bằng các khoản tín chỉ cũ hơn 5 năm. Các nhãn hiệu thời trang cao cấp và các tổ chức tài chính, cũng là những người mua tín chỉ cũ một cách đầy tích cực.
Ngược lại, các công ty không sử dụng tín chỉ đã hơn 5 năm tuổi thì có Công ty Walt Disney, Chanel và Goldman Sachs.
Các tín chỉ giảm sút về chất lượng phải được loại bỏ để thực hiện các biện pháp loại bỏ hiệu ứng nhà kính. Albo Climate, một công ty phân tích dữ liệu của Israel, đã phát triển hệ thống đo lường mức hấp thụ CO2 của rừng và thông báo cho các công ty và tổ chức xác minh khi hiệu quả của tín chỉ suy giảm.
Một số chuyên gia cho rằng nên có các thị trường chuyên và chỉ giao dịch các tín chỉ được đảm bảo và xác minh liên tục. Cần tạo ra một cơ chế đánh giá liên tục để nâng cao tính minh bạch của các nỗ lực giảm phát thải CO2 cũng như giúp dòng vốn đổ vào các tín chỉ chất lượng cao hơn.
Có thể bạn quan tâm:
CDC dự kiến phân bổ vaccine COVID-19 cho trẻ em dưới 5 tuổi vào cuối tháng 2
Nguồn Nikkei Asia
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Việt Phong (Tổng hợp)
-
Hằng Nguyễn
-
An Hạ