Hủy
Phong Cách Sống

Đi tìm Mùa len trâu

Thứ Năm | 05/12/2013 13:21

Khi tôi tìm hỏi nhiều nông dân cố cựu, những nhà nghiên cứu văn hóa miền Tây Nam bộ về một mùa len trâu trong Hương rừng Cà Mau của cố nhà văn Sơn Nam, nhiều người lắc đầu cho rằng nó không còn tồn tại, bởi cơ giới hóa đã vào tận những cánh đồng xa nhất.
 

Có những ký ức tưởng chừng chỉ còn trong quá vãng. Có những hình ảnh thương nhớquê nhà tưởng chừng đã mất... Nhưng tôi vẫn tin rằng hình ảnh kỳ diệu ấy không thể mất.

Với người nông dân miền Tây Nam bộ, mối quan hệ giữa người và trâu là quan hệ cộnghưởng, bình đẳng và cảm thông như câu ca dao "Trâu ơi ta bảo trâu này..." quen thuộc. Côngviệc đồng áng vất vả, "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" lại là tiền đề sản sinh ra khí phách hàosảng của người nông dân xứ này trong công cuộc mở đất của vùng hoang vu thành trù phú bậc nhất,trong đó con trâu gần như song hành, sẻ chia mọi nỗ lực của người nông dân.

Nghề cho trâu ăn mùa nước nổi

Quanh năm cày bừa mang lại chén cơm manh áo cho bao người, trâu ở miền Tây Nam bộđược người nông dân trả ơn bằng mùa len trâu trong bốn tháng nước nổi tràn đồng. Mấy tháng nước lênròng rã, ruộng đồng đều ngập sâu mấy thước nước, trâu không có thức ăn gầy đét thấy thương. Vậy làngười ta lên đường lùa trâu đến những gò đất, bãi ruộng gặt chạy lũ mà tìm nguồn thức ăn cho trâu,đồng thời cũng là để trâu nghỉ ngơi, lấy lại sức chờ nước rút.

"Tim tôi như thắt lại khi trước mắt hiện ra đàn trâu dễ cũng gần trămcon đang len dày nơi cánh đồng biên giới"


Không chỉ trâu nhà mà còn là trâu làng xóm, mỗi đàn lùa đi từ vài chục đến vàitrăm con, đi hết đồng này, ngập nước hết cỏ, rồi lại kéo nhau sang đồng khác, cứ vậy mà ra đi mấytháng mới về. Người ta gọi đó là đoàn len trâu, len riết rồi thành một nghề hẳn hoi.

"Len trong tiếng Khmer có nghĩa là tự do. Len trâu có nghĩa là cho trâu đi tựdo. Ở đây nước lụt sâu đến bốn thước nước. Người ta không có chỗ ở là phải và trâu cũng không cóchỗ ở. Cho nên nó phải đi đến những vùng đất cao để có cỏ cho nó ăn. Ở nhà tối ngủ không được, ngủvới nước sao mà ngủ được... Người nuôi trâu, chủ nhà có trâu phải đưa trâu đến vùng đất cao.Muốnnuôi trâu thì phải lùa trâu đi, phải đưa nó đi lòng vòng, ăn hết cỏ chỗ này, nước lên thì đưa trâusang chỗ khác. Có khi đi đến ba bốn tháng mới đưa trâu về... Thời buổi này đâu còn len trâu, máycày hết rồi...".

Cố nhà văn Sơn Nam, tác giả của bút ký Mùa len trâu trong Hương rừngCà Mau lúc còn tại thế đã bồi hồi nhớ lại khi làm cố vấn cho đoàn làm phim Mùa lentrâu của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh.

Từ năm 2005, để tạo ra không gian nguyên bản của Mùa len trâu, đạo diễnNguyễn Võ Nghiêm Minh đã đi khắp đồng bằng nhưng không thể tìm đâu ra cảnh len trâu. Thế là ôngphải thuê nhiều đàn trâu gộp lại cho bộ phim này. Nhiều người cố cựu đã cho biết giờ người ta khôngcòn len trâu nữa...

Trong chuyến làm phim tài liệu về mùa nước nổi năm nay, tôi quyết tìm cho ranguyên bản của mùa len trâu. Nhưng hình bóng những đàn trâu tụ hội về những gò đất cao của mênhmông nước nổi cứ xa dần. Tôi tìm đường lên cửa khẩu Thường Phước, bởi nhiều người cho hay "may rabên Campuchia người ta còn len trâu".

Một buổi chiều tà, một nông dân ở cầu Út Gộc chợt nhớ ra: "Ở trong đồng sâu ThườngThới Tiền, nghe nói trâu dồn về nhiều lắm, năm nay nước lớn mà...". Thế là lội sình đi vào.

Người đàn bà len trâu

Tim tôi như thắt lại khi trước mắt hiện ra đàn trâu dễ cũng gần trăm con đang lendày nơi cánh đồng biên giới. Đây là đàn trâu từ cửa khẩu Thường Phước được lùa về mới ngày hômtrước.

Ông Năm Đi, một lão nông khét tiếng trong nghề len trâu xứ này, cười khà khà khibiết tôi đi tìm trâu suốt gần tuần qua: "Làm sao mất được hả chú em, cứ vô đồng sâu là gặp tụi tuiliền. Nghề này có trăm năm nữa cũng không mất được, chỉ có ít đi vì người ta giờ chuộng xài máy móchơn. Năm nay nước lớn nhanh nên trâu bị kẹt nhiều nơi chưa tụ về đủ, chớ nếu đủ đàn, đám trâu nàycũng phải vài trăm con".

Cái nghề len trâu cũng lạ, đã dính vào là dính cả đời, từ đời này sang đời khác.Như ông Năm Đi và Bảy Đực đã có hơn 50 năm len trâu khắp đồng nước Hồng Ngự, Tân Châu, Tân Hồng...Những chú mục đồng nơi đây chỉ mới 10-12 tuổi mà đã có thâm niên 5-6 năm theo đàn trâu đi khắp xứ.Cũng tội nghiệp, vì mê trâu, mê cái nghề cha truyền con nối mà đứa nào cũng chịu cảnh thất học.

Thằng Tính, 12 tuổi, chủ của đàn năm con trâu, thiệt thà nói: "Con học hoài khôngvô chú ơi, thầy nói con ngu như trâu. Chắc thầy nói đúng vì con chỉ thích đi len trâu".

Còn anh Ba Thiền có gần 20 năm theo trâu thả rong nói vui: "Tụi này thương vợ thuatrâu. Trâu ngủ phải đốt rơm hun khói, phải giăng mùng cho trâu nằm khỏi muỗi, mà muỗi trâu xứ nàylớn như con ruồi, hút máu cả đêm trâu ốm nhách. Ở nhà ôm vợ hai ngày đã chán, còn đi thả lang babốn tháng cũng chưa muốn về".

Chiều nay đám len trâu của ông Năm Đi và ông Bảy Đực có niềm vui nho nhỏ: người tavừa thuê kéo lúa, mỗi công chỉ hơn trăm ngàn, thấp hơn giá thuê máy gặt đập liên hợp một chút cũngkhông sao, có đồng ra đồng vào, con cá, xị rượu mà vui cùng bầu bạn khi đàn trâu đã no rơm ấmlúa.

Nước ngập thì cỏ ngập, mà cỏ ngập thì trâu đói. Suốt mấy tháng ròng rã nước nổi,ruộng đồng ngập sâu, trâu không có cái ăn nên gầy xơ gầy xác, thế là đoàn người lại lên đường đitìm nguồn thức ăn cho trâu. Con trâu luôn là tài sản quý nhất của người nông dân, bởi có trâu mớicó đất cày, có trồng lúa, người ta mới có cái ăn, cái no từ ngày xửa ngày xưa.

Giờ hiện đại rồi, trở thành cường quốc lúa gạo rồi sao lại bỏ trâu, phụ bạc vớitrâu? Nhà nông ai lại "cạn tàu ráo máng" như vậy được. Đoàn người cứ vậy mà đi, từ đồng này sangđồng khác, xa hàng trăm cây số cũng đi, đi từ An Giang qua Đồng Tháp cũng đi.

Tôi chú ý đến một bà cứ lủi thủi một mình khỏi đám đàn ông len trâu đang nhậu bênbờ đất. Người đàn bà duy nhất trong đoàn len trâu. Bà tên Nguyễn Thị Em, đám len trâu hay ghẹo bàlà Út Em hay Em Út dù bà là người thâm niên nhất trong đoàn len trâu này.

Bà Út Em đi chăm trâu từ khi lên 5 tuổi, nay bà đã tròn 60. Bà nói cái nghề này doông nội bà để lại cho cha bà, cha bà để lại cho bà vì nhà không có con trai.

Hơn nửa thế kỷ gắn đời mình với trâu, bà hiểu tính nết, thói quen của từng con nhưcon ruột của mình, dù chưa một lần bà làm mẹ. Con cái bay thích ngủ mùng ra sao, con sừng âu haychém lộn giành cái với mấy con đực khác thế nào... bà đều tường tận. Người len trâu bệnh phải gửitrâu cho người khác đi len, còn bà chưa một ngày giao trâu cho người khác.

Bà nói: "Cha tui nói coi trâu cũng là một nghề, mình không thương trâu thì đừnglàm nghề này, nên tui không bao giờ gởi nhờ người khác đi len, đồng xa mấy tui cũng đi, tự tay chămsóc trâu. Mỗi lần bán trâu là tui khóc suốt ngày như bán con mình vậy". Bà đang dẫn đàn bốn con đitheo đoàn len trâu tới đồng này là cánh đồng thứ ba trong mùa nước, tối cũng ngủ bờ ngủ bụi nhưcánh lực điền, vì với bà trâu là tất cả, là tài sản, là gia đình bà...

Không chỉ bà Út, gần như dân len trâu nào cũng đặt tên cho trâu như người ngoàiphố đặt tên cho chó, cho mèo vậy. Thấy cái gì hay hay thì đặt tên: cái bay, cái xe, cái nhẹ... Thấydáng trâu sao đặt tên vậy: đực mẫm, đực ú, sừng âu, sừng bẹt, sừng gút... Hay có người vì quá mê cờtướng nên đặt tên cho đàn trâu của mình đủ bộ tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã...

Nhìn hình ảnh thằng Tính, thằng Toàn, thằng Sao... phi nước đại chạy đua với nhautrên lưng trâu rồi tắm táp, bắt bọ chét cho trâu giữa đồng nước mới hiểu vì sao bọn trẻ lại ưngnghề trâu đến vậy. Chỉ cần lớn tiếng gọi tên là con trâu ngoan ngoãn chạy lại gần với chủ, mặt trờivừa chìm là bọn trẻ nhanh chân nhanh tay đứa đốt rơm, đứa giăng mùng cho trâu một cách thuầnthục.

Mới lên chín lên mười mà chúng được cha mẹ cho làm chủ đàn trâu mỗi con cả ba bốnchục triệu đồng để đi miệt mài tìm đồng xa mấy tháng mới về, mới hay nghề len trâu cũng lắm côngphu và cần cái chuyên nghiệp.

Chiều nay lại thêm đàn trâu từ biên giới chạy nước về nhập đoàn, chuyện trâu ốm,trâu no rôm rả khắp cánh đồng. Bà Út Em vẫn ngồi miết trên lưng trâu như kỵ sĩ, bọn trẻ lại lùa đàntrâu đã no rơm ra đồng nước tắm táp, mấy anh nông phu đã chuẩn bị đốt rơm chống muỗi cho trâu nhậpđàn...

Hình bóng chú Tư Đinh, hình bóng thằng bé Nhi trong tác phẩm Mùa len trâucủa nhà văn Sơn Nam, của những người nông dân đậm chất hào sảng miền Tây những ngày khai hóa vùngđất này lại ùa về trong chiều nay. Và tôi tin mùa len trâu không thể nào mất ở vùng đất này.

BINH NGUYÊN

Tuổi trẻ Cuối tuần

Nguồn Tuổi trẻ


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới