Hủy
Phong Cách Sống

Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới

Thứ Ba | 13/08/2013 08:05

Lý Quang Diệu (Lee Juan Yew), chính khách đặc biệt, là "cha đẻ" và nhân vật có ảnh hưởng ở Singapore trong hơn năm thập kỷ.
 

Trong các vấn đề quốc tế, không có bất kỳ nhân vật nào được cả một thế hệ các nhà lãnh đạo Mỹ,Trung Quốc và thế giới háo hức "săn lùng", thường xuyên tham khảo ý kiến và chăm chú lắng nghe bằng"nhà hiền triết" của Singapore.

Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới là một tuyển tập các ý kiến của vị "chiến lược gia của các chiến lược gia" này về nhiều vấn đềthời cuộc nổi cộm, như sự "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc, những lo ngại về vai trò của Mỹ,tương lai quan hệ Trung - Mỹ, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, sự tăng trưởng kinh tế quốc gia, địachính trị và toàn cầu hóa..., do các tác giả Graham Allison, Robert D.Blackwill và Ali Wyne phỏngvấn và tuyển chọn.

Sách do NXB Thế giới ấn hành, bản quyền tiếng Việt thuộc Công ty cổ phần sách Thái Hà(ThaihaBooks).


Một số trích đoạn:

* Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có nghiêm túc trong chuyện thay thế Hoa Kỳ trở thànhcường quốc số 1 ở châu Á hay không? Hay trên toàn thế giới?

- Lý Quang Diệu: Dĩ nhiên rồi. Tại sao lại không chứ? Họ đã biến cải một xã hộinghèo nàn bằng một phép màu kinh tế để giờ đây trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - và đangtrên đường, như dự đoán của Goldman Sachs (tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới), trở thành nềnkinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 20 năm tới. Họ bám sát vị trí dẫn đầu của Mỹ trong việc đưangười vào vũ trụ và bắn hạ các vệ tinh bằng tên lửa. Họ sở hữu một nền văn hóa 4.000 năm với mộtdân số 1,3 tỉ người, rất nhiều người trong số đó là những tài năng lớn - một nguồn lực dồi dào vàrất giỏi để khai thác. Làm sao họ lại không thể có tham vọng trở thành số 1 ở châu Á, và sớm muộncũng là trên thế giới?

Hiện nay, Trung Quốc là nước đang phát triển nhanh nhất thế giới, tăng trưởng với tốc độ không thểhình dung nổi nếu cách đây 50 năm, một quá trình biến đổi ngoạn mục mà không ai dự đoán được...Người Trung Quốc đặt ra những mong muốn và kỳ vọng của họ. Mọi người Trung Quốc đều muốn một đấtnước Trung Quốc giàu mạnh, một quốc gia thịnh vượng, phát triển và giỏi mặt công nghệ như Mỹ, châuÂu và Nhật Bản. Sự thức tỉnh lại ý thức về vận mệnh này chính là một sức mạnh khó cưỡng.

Người Trung Quốc muốn chia sẻ thế kỷ này ngang bằng với người Mỹ.

Ý định của Trung Quốc là trở thành cường quốc lớn nhất thế giới. Các chính sách của mọi chính phủđối với Trung Quốc, đặc biệt các nước láng giềng, đều phải tính đến vấn đề này. Các chính phủ ấyphải xác định lại vị thế của chính họ bởi vì họ biết rằng sẽ có nhiều hậu quả nếu họ ngăn trở TrungQuốc khi lợi ích cốt lõi của quốc gia đó bị đe dọa. Trung Quốc có thể áp đặt trừng phạt kinh tế chỉbằng cách không cho tiếp cận thị trường 1,3 tỷ dân có thu nhập và sức mua ngày càng tăng lên củamình.

Khác với các quốc gia đang trỗi dậy khác, Trung Quốc muốn được là Trung Quốc và được nhìn nhận nhưvậy, chứ không phải chỉ là thành viên danh dự của phương Tây.

* Chiến lược của Trung Quốc để trở thành số 1 là gì?

- Người Trung Quốc quyết định rằng chiến lược tốt nhất của họ là xây dựng một tương lai hùngmạnh và thịnh vượng, và sử dụng đội ngũ lao động đông đảo có học vấn và kỹ năng ngày càng cao đểđẩy mạnh thương mại và kiến tạo tất cả những thứ khác. Họ sẽ tránh bất kỳ hành động nào làm ảnhhưởng đến mối quan hệ với Hoa Kỳ. Việc thách thức một cường quốc mạnh hơn và ưu việt hơn về côngnghệ như Hoa Kỳ sẽ làm hỏng "sự trỗi dậy hòa bình" của họ.

Trung Quốc đang theo đuổi một cách tiếp cận phù hợp với những ý tưởng trong bộ phim truyền hình Sựtrỗi dậy của các cường quốc" (The Rise of Great Powers), do Đảng sản xuất để định hình cho quátrình thảo luận về vấn đề trên trong giới tinh hoa Trung Quốc. Sai lầm của Đức và Nhật Bản là ở chỗhai nước này tìm cách thách thức trật tự hiện tại. Người Trung Quốc không ngu ngốc, họ tránh sailầm này…

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), không phải GDP bình quân đầu người, chính là điều có ý nghĩa về mặtsức mạnh…

Trung Quốc sẽ không sớm đạt tới đẳng cấp của Mỹ về mặt năng lực quân sự, nhưng lại đang nhanhchóng phát triển các phương tiện không tương ứng để thách thức sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. TrungQuốc hiểu rằng sự tăng trưởng của mình tùy thuộc vào hàng nhập khẩu, bao gồm cả năng lượng, nguyênliệu thô và lương thực…

Trung Quốc cũng cần những tuyến đường biển mở. Bắc Kinh rất lo lắng về sự lệ thuộc của mình vào eobiển Malacca và đang nỗ lực chấm dứt sự lệ thuộc này.

Người Trung Quốc tính toán rằng họ cần 30 đến 40, có lẽ là 50 năm hòa bình và yên ổn để bắt kịp,xây dựng hệ thống của họ, thay đổi nó từ hệ thống cộng sản chủ nghĩa thành hệ thống thị trường. Họphải tránh những sai lầm mà Đức và Nhật Bản đã mắc phải. Sự cạnh tranh quyền lực, ảnh hưởng và cácnguồn tài nguyên của những nước này đã dẫn tới hai cuộc chiến tranh khủng khiếp ở thế kỷtrước…

Sai lầm của người Nga là đầu tư quá nhiều cho chi tiêu quân sự và quá ít cho công nghệ dân sự. Chonên nền kinh tế của họ sụp đổ. Tôi tin giới lãnh đạo Trung Quốc đã học được rằng nếu anh cạnh tranhvới Mỹ bằng vũ khí, anh sẽ thua. Anh sẽ tự phá sản. Cho nên, để tránh điều này, hãy cúi đầu và mỉmcười, trong 40 hoặc 50 năm.

Để cạnh tranh được, Trung Quốc tập trung vào giáo dục thế hệ trẻ, lựa chọn những người giỏi nhấttrường vào khoa học và công nghệ, tiếp theo là kinh tế, quản trị kinh doanh và tiếng Anh.

* Nền quản trị hiệu quả có cần "người giám hộ" không?

- Với Singapore, thách thức cơ bản vẫn chưa thay đổi: trừ phi chúng tôi liên tục có rất nhiềungười có năng lực cao để đảm nhận cương vị Thủ tướng và Bộ trưởng, nếu không điểm đỏ nhỏ béSingapore sẽ trở thành một chấm đen tí xíu…

Để tìm được những con người có năng lực, tận tụy, chính trực và sẵn sàng cống hiến giai đoạn sungsức nhất của mình, và dám vượt qua quá trình bầu cử đầy rủi ro, chúng tôi không thể trả lương thấpcho các vị Bộ trưởng và nói rằng phần thưởng duy nhất của họ chính là sự đóng góp của họ cho lợiích chung được.

Chúng tôi không đưa Singapore từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất bằng việc săn lùng những vịbộ trưởng sẵn sàng hy sinh tương lai con cái của mình khi phải gánh vác nhiệm vụ phục vụ côngchúng. Chúng tôi có một quá trình rất thực dụng, không đòi hỏi người có năng lực phải từ bỏ quánhiều vì cộng đồng. Chúng tôi không hạ thấp Singapore xuống thành một quốc gia bình thường khác ởthế giới thứ ba bằng việc né tránh vấn đề trả công cho các bộ trưởng với mức lương cạnhtranh.

Người ta nói con người nghĩ cho bản thân? Nói một cách trung thực thì bạn có tin rằng một gã khônghọc hết tiểu học lại biết rõ kết quả lựa chọn của mình khi gã trả lời theo bản năng câu hỏi về ngônngữ, văn hóa và tôn giáo không? Nhưng chúng tôi thì biết kết quả. Chúng tôi sẽ chết đói, chúng tôisẽ bị xung đột sắc tộc. Chúng tôi sẽ tan rã.

Để có một chính phủ tốt, bạn phải có những con người giỏi trong chính phủ. Suốt 40 năm qua, tôi đãquan sát thấy rằng ngay cả với một hệ thống chính phủ kém nhưng có những con người giỏi giang thìngười dân vẫn có một chính phủ tạm ổn với mức tiến bộ kha khá. Mặt khác, tôi đã thấy nhiều hệ thốngchính quyền lý tưởng bị thất bại.

Hai nước Anh và Pháp đã viết hơn 80 bản hiến pháp cho các thuộc địa khác nhau của mình. Chẳng cógì sai với các bản hiến pháp, các thiết chế, vấn đề chi tiêu và các cán cân cả. Thế nhưng xã hộilại không có những nhà lãnh đạo vận hành được các thiết chế đó, và cũng không có những con ngườitôn trọng các thiết chế đó… Các nhà lãnh đạo thừa kế những bản hiến pháp này không đủ khả năng đảmđương công việc, và đất nước của họ thất bại, và hệ thống của họ sụp đổ trong cảnh bạo loạn, đảochính và cách mạng.

Nếu một dân tộc đánh mất hẳn niềm tin vào các thiết chế dân chủ của mình bởi vì họ không tìm thấyngười đủ năng lực điều hành họ, cho dù hệ thống đó rất tốt, thì dân tộc đó sẽ suy tàn. Cuối cùng,chính người dân mới vận hành hệ thống để cho nó đi vào cuộc sống.

Rất cần thiết phải bồi dưỡng một thế hệ ở trên đỉnh của xã hội, sao cho thế hệ ấy có đủ phẩm chấtcần thiết để dẫn dắt và đem lại cho người dân cảm hứng và động lực để đi tới thành công. Nói tómlại, chính là tầng lớp tinh hoa… Tất cả những người có tiềm năng phát triển rực rỡ phải được nhưvậy. Đó chính là mũi nhọn trong xã hội, những con người để gửi gắm tốc độ tiến bộ của chúngta.

… Không có cách nào để vận hành một đất nước tốt hơn là dùng người giỏi nhất cho công việc khókhăn nhất.

* Đâu là những bài học cần lĩnh hội từ cuộc khủng hoảng tài chính toàncầu?

- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có nguyên nhân do những dư thừa của hệ thống các quy định tựdo và niềm tin cho rằng một thị trường hoàn toàn tự do sẽ cho phép cải tiến mạnh mẽ và phân bổ vốncho những doanh nghiệp có lãi nhất với lợi nhuận cao nhất. Một khi Giám đốc Cục Dự trữ liên bangquyết định không cần phải điều tiết các yếu tố phát sinh và giám sát chúng thì ngòi nổ đã đượcchâm. Một khi bạn thấy rằng bạn có thể trộn lẫn rất nhiều tài sản tốt và xấu thành một mớ và chuyểnrủi ro của mình vòng quanh châu Âu và những khu vực khác của thế giới thì bạn sẽ bắt đầu thứ gì đógiống như mô hình Ponzi (trò vay tiền của người này để trả nợ người khác) vốn tất yếu phải đi đếnkết cục vào một thời điểm nào đó…

Công việc kinh doanh của một người trong một thiết chế tài chính là tạo ra lợi nhuận lớn nhất chochính mình, cho nên việc đổ lỗi cho các chủ ngân hàng và những người tìm kiếm lợi nhuận chẳng có ýnghĩa gì cả. Bạn cho phép có những quy định này và họ hoạt động theo đúng những quy định ấy.

Trước khi có cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại, thế giới không phản bác quan điểm đồng thuậncủa Washington cho rằng mô hình kinh tế Anglo-Saxon là hiệu quả nhất để phân bổ các nguồn lực tàichính nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, mô hình thị trường Hoa Kỳ không còn được xem là lýtưởng nữa. Trung Quốc tự tin rằng tốt hơn là chính phủ nên nắm quyền kiểm soát và quản lý nền kinhtế của mình. Trung Quốc giờ đây cũng sẽ chậm lại trong việc mở cửa các thị trường vốn đã bị đóngcủa mình để tránh những dòng ngoại hối đầu cơ quá lớn chảy vào và chảy ra.

Chỉ có những quốc gia lục địa lớn với dân số đông đảo như Trung Quốc và Ấn Độ mới có thể xốc dậysức tiêu thụ nội địa của mình để tránh bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tình trạng suy thoái kinh tế hiệntại.

* Các cá nhân, công ty và quốc gia phải làm gì để thành công trong một thế giới toàn cầuhóa?

- Tại hội nghị CEO toàn cầu của Forbes về doanh nghiệp, công nghệ và lãnh đạo kinh doanh trong thếkỷ 21, tôi từng tự hỏi mình khác biệt giữa các nhân tố này trong quá khứ và ở hiện tại là gì.

Những gì đã thay đổi, và thay đổi vượt xa những gì ta nhận ra, chính là công nghệ. Công nghệ đòihỏi các doanh nhân và lãnh đạo công ty phải nghĩ và hành động mang tính toàn cầu. Họ không thể nétránh việc hợp tác hoặc cạnh tranh với nhau ở tầm quốc tế.

Thách thức lớn hiện nay là điều chỉnh theo sự thay đổi mang tính kiến tạo trong cán cân kinh tếtoàn cầu. Sẽ có một sự biến cải mạnh mẽ trong vài thập kỷ tới khi Trung Quốc cạnh tranh được đầy đủtrong nền kinh tế thế giới với tư cách một thành viên của WTO. Và Ấn Độ sẽ không chịu đứngngoài.

Con đường đi tới của chúng ta là nâng cấp trình độ giáo dục, kỹ năng, kiến thức và công nghệ củamình. Học tập suốt đời là điều tất cả mọi người phải làm trong nền kinh tế tri thức này, với côngnghệ đang thay đổi một cách mau lẹ. Những người không được giáo dục kỹ càng và không thể đào tạolại để giỏi về máy tính, hoặc học những kỹ năng mới và tiếp thu kiến thức mới sau mỗi chu kỳ 5 đến10 năm sẽ thấy rất khó kiếm được việc làm trong các nhà máy, bởi vì những nhà máy như vậy sẽ khôngmang lại lợi nhuận ở Singapore.

Để thành công, Singapore phải là một trung tâm toàn cầu, có khả năng thu hút, giữ chân và tiếpnhận nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi không thể cầm chân những công ty lớn ở bên ngoàiliên minh tại địa phương. Cho dù chúng tôi có thích hay không thì họ vẫn cứ thâm nhập vào khu vực.Lựa chọn rất đơn giản. Hoặc chúng tôi có một hãng hàng không hạng nhất, một hãng vận tải biển hạngnhất và một ngân hàng hạng nhất, hoặc chúng tôi đi xuống.

Một trong những việc chúng tôi làm trong những năm trước là khuấy động trào lưu ở thế giới thứ babằng cách mời các tập đoàn đa quốc gia, và chúng tôi đã thành công. Giờ đây, chúng tôi phải khuấyđộng trào lưu ở thế giới thứ ba theo hướng dân tộc chủ nghĩa. Chúng tôi phải có tầm nhìn và thóiquen quốc tế. Nhân tài của chúng tôi phải được bồi dưỡng để theo kịp với những tiêu chuẩn của thếgiới bằng việc tiếp xúc và tương tác với những người nước ngoài giống họ. Một số người giỏi nhấtcủa chúng tôi đã bị các tập đoàn hàng đầu của Mỹ thu hút mất. Đây chính là một phần của thị trườngtoàn cầu.

Trong một kỷ nguyên của những thay đổi công nghệ nhanh chóng, người Mỹ đã cho thấy rằng các quốcgia với số lượng khởi nghiệp đông nhất, đặc biệt trong ngành công nghệ thông tin, vốn luôn thửthách nguồn vốn của các nhà tư bản, sẽ thắng trong giai đoạn tiếp theo này… Nhật Bản, Hàn Quốc vàcác nước Đông Á khác phải chấp nhận một số thay đổi văn hóa cơ bản để cạnh tranh trong một thịtrường toàn cầu hóa. Những dân tộc mà văn hóa giúp họ hấp thu người tài từ các nền văn hóa khác đểtrở thành một phần văn hóa doanh nghiệp mới sẽ có lợi thế.

Nhật Bản và vùng Đông Á là những xã hội gắn bó với nhau và vị chủng. Họ không dễ đón nhận ngườinước ngoài vào xã hội của mình. Chắc chắn đã phải có một thay đổi căn bản trong quan điểm văn hóatrước khi Nhật Bản và các nước Đông Á khác có thể cạnh tranh với Mỹ, quốc gia nhờ có lịch sử khácbiệt nên rất dễ đón nhận người của các nền văn hóa và tôn giáo khác vào đội ngũ doanh nghiệp củamình.

Cách mạng số hóa và sự hội tụ của thông tin liên lạc, máy tính và truyền thông đòi hỏi chúng tanhiều hơn là chỉ thuần túy sao chép những cải tiến phần mềm của các nước phát triển. Thế hệ trẻmạnh dạn của chúng ta phải có không gian và tầm vóc để tạo ra những lĩnh vực kinh doanh cho riênghọ.

Chính phủ phải tạo điều kiện cho các quỹ vốn đầu tư mạo hiểm. Chúng tôi đã đi theo một cách tiếpcận an toàn. Giờ đây, giới trẻ tài năng của chúng tôi phải không cần đến một mạng lưới an toàn khihọ tự mình đi tới. Nhiều người sẽ vấp ngã, nhưng họ phải tự đứng dậy và tiếp tục cố gắng.

Quá trình mở cửa này có thể làm cho xã hội của chúng tôi thêm phóng túng. Thách thức khốc liệtnhất sẽ là bảo vệ được những giá trị chúng tôi yêu mến. Nếu bạn muốn phát triển trong thế giới hiệnđại, bạn không được phép sợ hãi.

Công nghệ và toàn cầu hóa tạo ra một sân chơi bằng phẳng hơn. Vì hàng hóa và dịch vụ có thể đượcsản xuất hoặc chế tạo ở bất kỳ đâu nên điều này làm giảm những lợi thế cạnh tranh truyền thống củavị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên. Tất cả các quốc gia có thể khai thác công nghệthông tin, giao thông đường không và gia nhập cộng đồng thương mại toàn cầu về hàng hóa và dịch vụ.Điều đó giúp lấp đầy khoảng cách giữa các nước có lợi thế và các nước kém lợi thế.

Nhưng một nhân tố "X" vẫn là một biến số quan trọng, đặc biệt cho các nước đang phát triển: đó làvai trò lãnh đạo có đạo đức. Một chính phủ trong sạch, hiệu quả, duy lý và có khả năng dự báo chínhlà một lợi thế cạnh tranh.

* Các giá trị đóng vai trò gì trong việc thúc đẩy tăng trưởng và cạnhtranh?

- Bên cạnh những thước đo kinh tế tiêu chuẩn về năng suất và sức cạnh tranh, còn có những nhân tốvô hình như văn hóa, tôn giáo, và những đặc điểm sắc tộc và đặc tính quốc gia khác ảnh hưởng đếnkết quả…

Để có một nền kinh tế hiện đại thành công, tất cả dân số phải được giáo dục. Chính sức sáng tạocủa giới lãnh đạo, thái độ sẵn lòng học hỏi từ kinh nghiệm ở đâu đó, triển khai những ý tưởng mớinhanh chóng và quyết đoán thông qua một hệ thống dịch vụ công hiệu quả, và thuyết phục đa số ngườidân rằng rất đáng tiến hành những cải cách mạnh mẽ, mới quyết định sự phát triển và tiến bộ của mộtquốc gia.

Tinh thần đổi mới và doanh nghiệp còn quan trọng hơn cả khả năng công nghệ. Trong một thời đại củanhững thay đổi công nghệ đáng kinh ngạc, thì chính những cá nhân kinh doanh luôn sẵn sàng nắm bắtlấy các cơ hội mới, những người sáng tạo ra các ý tưởng và lĩnh vực kinh doanh mới, mới luôn vượtlên phía trước. Những doanh nhân bình thường có thể kiếm sống bằng việc là những người ăn theogiỏi, nhưng những phần thưởng lớn luôn thuộc về những người đổi mới và biết kinh doanh.

Bạn tạo ra các doanh nhân của mình từ đâu? Có phải từ tầng lớp cao nhất? Ở Singapore rất thiếunhững tài năng kinh doanh. Chúng tôi phải bắt đầu thử nghiệm. Những việc dễ - chỉ cần có một bộ ócmới tinh để tiếp nhận kiến thức và đào tạo được - chúng tôi đã làm rồi. Giờ đến phần khó khăn. Đểlàm cho những bộ óc có học thức và giỏi tính toán trở nên cách tân hơn, năng suất hơn, quả thậtkhông dễ. Nó đòi hỏi phải thay đổi nếp nghĩ, đòi hỏi có một tập hợp những giá trị khác hẳn.

Những thói quen đem lại năng suất cao ở đội ngũ nhân công chính là kết quả của những giá trị đượccấy sâu vào họ ở nhà, ở trường học và ở nơi làm việc. Những giá trị này phải được củng cố qua tháiđộ của xã hội. Một khi đã hình thành, giống như một ngôn ngữ mà xã hội sử dụng, các thói quen có xuhướng trở thành một chu kỳ tự tái tạo, tự duy trì…

Tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng 55% lực lượng nhân công của chúng tôi vẫn thừa nhận rằng họ sợ bịcác đồng nghiệp ghét bỏ vì làm việc tốt. Chừng nào thái độ này còn tồn tại thì sẽ không thể khuyếnkhích được thành tích cao do những tiêu chuẩn còn thịnh hành của những nhân công kém cỏi. Nhữngnhân công giỏi hơn sẽ ngại trở thành những đầu tàu. Thái độ này rất tiêu cực.

Người Singapore phải hiểu rằng lợi ích nhóm của họ sẽ tăng lên nếu từng người lao động cố gắng đạtđược thành tích cao nhất, và do đó khích lệ đồng nghiệp làm tốt hơn nữa, qua chính tấm gương làmình. Không có cách nào tốt hơn là ví dụ của chính bản thân những người quản lý và những lãnh đạocấp cơ sở. Những quan niệm lỗi thời rằng người quản lý là những kẻ bóc lột nhân công đã không cònphù hợp trong môi trường công nghiệp hiện nay. Lỗi thời không kém là những quan điểm quản lý rằngcác nhà hoạt động nghiệp đoàn là những đối tượng chuyên gây phiền phức. Đây là những nếp nghĩ củaquá khứ. Đây là những khuôn mẫu cần loại bỏ nếu chúng ta định xây dựng mối quan hệ tin tưởng và hợptác giữa bộ phận quản lý, nghiệp đoàn và người lao động.

Chúng tôi đã tập trung vào những vấn đề thiết yếu ở Singapore. Chúng tôi dùng gia đình để thúc đẩytăng trưởng kinh tế, cụ thể hóa hoài bão của một người và gia đình anh ta thành kế hoạch. Chẳng hạnchúng tôi tìm cách cải thiện trẻ em thông qua giáo dục. Chính phủ có thể tạo ra một bối cảnh trongđó người dân có thể sống hạnh phúc, thành đạt và thể hiện bản thân, nhưng cuối cùng chính những gìngười dân làm với cuộc sống của họ lại quyết định thành công hay thất bại về kinh tế.

Chúng tôi đã rất may mắn có được nền tảng văn hóa này gồm niềm tin vào tiết kiệm, làm việc chămchỉ, đức hiếu thảo và lòng trung thành trong các đại gia đình, và trên hết, thái độ coi trọng họcvấn và hiếu học.

Dĩ nhiên, có lý do khác nữa cho thành công của chúng tôi. Chúng tôi có thể tạo ra được tăng trưởngkinh tế bởi vì chúng tôi tạo điều kiện cho những thay đổi nhất định trong khi đi từ một xã hội nôngnghiệp lên xã hội công nghiệp. Chúng tôi có lợi thế vì biết rõ kết quả cuối cùng sẽ như thế nào nhờnhìn vào phương Tây và sau đó là Nhật Bản.

Ngôn ngữ và văn hóa đều phải thay đổi để giúp một dân tộc giải quyết được những vấn đề mới. Trênthực tế, sức mạnh của ngôn ngữ và văn hóa tùy thuộc vào khả năng linh hoạt của những nhân tố nàytrong việc giúp người dân thích ứng với các điều kiện đã thay đổi. Chẳng hạn, tiếng Nhật và văn hóaNhật ở một thế kỷ trước kể từ giai đoạn Phục hưng Minh Trị năm 1868 đã phát triển và thay đổi đángkể để đáp ứng những nhu cầu mới. Người Nhật thành công trong việc tiếp thu khoa học và công nghệphương Tây bởi vì họ linh hoạt và thực dụng đối với ngôn ngữ và văn hóa của mình. Họ vay mượn nhữngý tưởng và thiết chế phương Tây mới mẻ. Họ giới thiệu nền giáo dục phổ thông, tạo ra hệ thống quốchội lưỡng viện, đưa ra các bộ luật, và cải tổ quân đội cùng hải quân theo mô hình của Đức và Anh.Họ tự dung nạp các từ ngữ phương Tây, làm gia tăng sức mạnh của tiếng Nhật

* Nhân công thời nay cần nắm giữ những năng lực cốt lõi gì?

- Không như nhân công ở thời đại máy móc lặp đi lặp lại, nhân công của tương lai phải phụ thuộcnhiều hơn vào kiến thức và kỹ năng của chính mình. Họ phải quản lý được những hệ thống điều khiểncủa chính họ, giám sát bản thân và nhận lấy trách nhiệm tự nâng cấp. Họ phải có tính kỷ luật đủ đểsuy nghĩ độc lập và tìm cách vươn lên mà không cần ai theo sát sau lưng.

Nhân công trong nền kinh tế mới không thể hài lòng với việc giải quyết vấn đề và hoàn thiện thêmnhững điều đã biết. Họ phải mạnh dạn và cải tiến, luôn tìm kiếm những cách thức mới mẻ để làm việc,tạo ra giá trị gia tăng, lợi ích gia tăng.

Ngày nay, vì năng lực trong tiếng Anh không còn là một lợi thế cạnh tranh nữa, nên nhiều quốc giađang cố gắng dạy trẻ em tiếng Anh.

Nếu ai đó muốn thành công, họ sẽ cần nắm vững tiếng Anh, bởi vì đó là ngôn ngữ của kinh doanh,khoa học, ngoại giao và học thuật.

Nguồn DNSG


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới