416 mã tăng, 119 mã tăng trần, VN-Index chinh phục lại ngưỡng 1.000 điểm

Kết phiên 28/11, sàn HOSE có 416 mã tăng, trong đó có 119 mã tăng trần. Ảnh: VNDirect.
Sau khi đánh mất mốc 1.000 điểm, thậm chí 900 điểm vào phiên 16/11, dòng tiền ở vùng giá thấp đã được kích hoạt, khiến nhiều mã cổ phiếu hồi phục mạnh từ đáy gần nhất. Trong đó nổi bật là cổ phiếu thép, bất động sản và nhóm VN30.
Phiên giao dịch 28/11, tiếp tục là phiên hồi phục mạnh mẽ của thị trường chung. Toàn sàn HOSE có tới 416 mã tăng, trong đó có 119 mã tăng trần, lấn át đà giảm của 55 mã. Kết phiên, chỉ số VN-Index tăng hơn 34 điểm, đóng cửa ở mức cao nhất trong phiên, 1.005 điểm. Như vậy, sau hơn 3 tuần đánh mất mốc 1.000 điểm, VN-Index đã hồi phục trở lại với thanh khoản cao hơn trung bình 20 phiên gần nhất với hơn 15.900 tỉ đồng được giao dịch ở sàn HOSE.
![]() |
Khối ngoại mua ròng mạnh ở sàn HOSE phiên 28/11. Ảnh: VNDirect. |
Ở lần hồi phục này của VN-Index, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đóng góp một phần khá quan trọng khi ngân hàng, thép, bán lẻ và bất động sản đều phục hồi đáng kể từ đáy gần nhất. Chỉ số VN30 phiên giao dịch này đóng cửa tăng hơn 36,85 điểm, với hơn 9.100 tỉ đồng được giao dịch.
Liên quan đến diễn biến của thị trường chứng khoán thời gian qua, ngày 23/11 Bộ Tài chính đã có buổi làm việc với doanh nghiệp phát hành, công ty chứng khoán bàn cách tháo gỡ khó khăn cho thị trường tài chính.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thị trường chứng khoán vừa trải qua một thời kỳ sụt giảm mạnh, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp, niềm tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu, cổ phiếu xuống thấp. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói: “Chúng ta đã dành nhiều công sức để tạo dựng nên một thị trường vốn nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển của kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong năm 2022, từ sự việc của Tân Hoàng Minh, FLC, hay công ty An Đông và ngân hàng SCB đến nay khiến thị trường liên tục chao đảo”.
![]() |
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng góp tích cực nhất vào chỉ số chung. Ảnh: VNDirect. |
Chia sẻ tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng thị trường chứng khoán là “hàn thử biểu” của nền kinh tế, tuy vậy, thị trường chứng khoán vừa rồi suy giảm, riêng chỉ số VN-Index mất 600 điểm, tương đương giảm 38% so với đầu năm 2022. Trên thực tế thì nhiều cổ phiếu mất tới 70% giá trị và vấn đề thanh khoản rất hạn chế. Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ và tín dụng diễn biến rất phức tạp, đặc biệt lãi suất liên tục tăng cao, lãi suất huy động trên 10%/năm. Như vậy có thể thấy nguồn tín dụng bị thắt chặt. Còn đối với thị trường bất động sản, sau thời gian tăng trưởng nóng thì hiện đứng trước nguy cơ vỡ bong bóng, do thiếu vốn, cũng như niềm tin của thị trường suy giảm,…
Về vấn đề niềm tin, các doanh nghiệp cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay là cần nới room tín dụng ngân hàng, duy trì thanh khoản để các doanh nghiệp có dòng vốn lưu thông; các tổ chức phát hành phải thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết đối với các nhà đầu tư; về phía cơ quan quản lý nhà nước cần giải quyết nhanh các hồ sơ pháp lý cho các dự án, đặc biệt là các dự án bất động sản có thể đưa sản phẩm ra thị trường sớm để thu hồi vốn thực hiện việc trả nợ trái phiếu đúng hạn.
Có thể bạn quan tâm:
2.280 tỉ đồng trái phiếu của VinFast vừa hoàn tất thanh toán lãi và gốc
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư

Tin cùng chuyên mục
-
Dung Vũ
-
Lam Hồng
-
Minh Phong
-
Nguyễn Trang - Song Thu
BVBank tích hợp đặt xe công nghệ vào Digimi: Một chạm, muôn tiện ích
-
Minh Phúc
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Phạm Việt Anh
-
Nguyễn Kim