Apple, Microsoft, Facebook, Alphabet, Amazon “bốc hơi” hơn 320 tỷ USD trong ngày chứng khoán Mỹ “tắm máu”

Ảnh: CNBC
Giữa lúc thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, 5 công ty công nghệ đáng giá nhất mất tổng cộng 321,6 tỷ USD vốn hóa, trong đó Apple chiếm 1/3 mức giảm đó.
Cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone tụt dốc 7,9%. Trong khi đó, cổ phiếu Microsoft, Facebook và Alphabet đều mất hơn 6% mỗi cổ phiếu, và Amazon sụt 5,3%. Bộ ngũ công nghệ này nằm trong những đầu kéo tăng trưởng mạnh nhất của chỉ số S&P 500 trong tháng trước. Vậy mà nay, các cổ phiếu này lại quay đầu giảm mạnh và gây tác động ngoại cỡ đến chỉ số chung.
Chỉ có 9 cổ phiếu thành phần của S&P 500 khép lại phiên ngày thứ Hai (09/03) trong sắc xanh và không có cổ phiếu nào của nhóm công nghệ tăng giá.
Dow Jones lao dốc hơn 2.000 điểm và S&P 500 rớt hơn 7,5% trong ngày thứ Hai (09/03), phiên tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, khi lo ngại về sự lây lan dịch Covid-19 và cuộc chiến giá dầu đã khiến nhà đầu tư hoảng sợ và tháo chạy khỏi chứng khoán.
Nhà đầu tư tiếp tục tìm tới các kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng rằng dịch Covid-19 sẽ hủy hoại chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt ngưỡng 0,5% lần đầu tiên trong lịch sử, còn lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm chạm mốc 1%. Trong ngày thứ Hai, có lúc lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm rơi xuống mức 0,318%.
Phần lớn tâm lý lo lắng xuất hiện sau khi Ả-rập Saudi thông báo giảm giá bán dầu thô trong tháng 4/2020, đi ngược lại những nỗ lực trước đây để hỗ trợ thị trường dầu mỏ. Động thái này được đưa ra sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng bất thành giữa OPEC và các đồng mình hôm thứ Sáu (06/03). Điều này khiến một số chiến lược gia nhận thấy giá dầu có thể rớt xuống 20 USD/thùng trong năm nay.
Cú đấm kép – trong đó dịch Covid-19 đang tác động đến nhu cầu và thỏa thuận OPEC bất thành dẫn đến cuộc chiến giá dầu – đẩy giá dầu thô sụt mạnh nhất kể từ năm 1991.
* Jack Ma lấy lại ngôi giàu nhất châu Á từ tỷ phú Ấn Độ
Nguồn CNBC
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Tuấn Thịnh