Cổ phiếu thép liệu có “vào sóng”?
Ảnh minh họa: TL.
Sau năm 2021 với nhiều thành công rực rỡ, liệu các doanh nghiệp thép có tiếp nối thành công trong năm 2022?
Phiên giao dịch 8/2, thị trường chứng khoán Việt Nam duy trì sắc xanh nhẹ trong cả phiên sáng khi VN-Index tiệm cận mốc 1.500 điểm. Trong bức tranh không quá sôi động của thị trường phiên giao dịch này, các cổ phiếu ngành thép trở thành điểm sáng khi nhiều cổ phiếu thuộc ngành này đồng loạt tăng mạnh. Tiêu biểu như các cổ phiếu NKG, HSG đóng cửa phiên sáng 8/2 tăng trần, hay các cổ phiếu khác như HPG, POM, TVN,… cũng ghi nhận mức tăng mạnh khi kết phiên sáng.
Nhìn nhận chung về ngành thép, Công ty Chứng khoán VietinBank (CTS) đánh giá hoạt động xuất khẩu của ngành thép trong năm 2022 dự báo kém khả quan hơn năm 2021 do ttrường bất động sản Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự cố vỡ nợ của Evergrande, khiến nhu cầu tiêu thụ thép sụt giảm tại thị trường tiêu thụ thép lớn nhất thế giới.
Các cổ phiếu ngành thép có diễn biến tích cực trong phiên 8/2. Ảnh chụp màn hình. |
Trong khi đó, nguồn cung thép lại có chiều hướng gia tăng khi các nhà máy thép tại 2 trung tâm sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc là Đường Sơn và Hàm Đan dần hoạt động ổn định trở lại, với tỉ lệ sử dụng lò cao đạt lần lượt 65% và 70% vào tháng 11/2021. Ngoài ra, giá HRC cuối năm 2022 được dự báo hạ nhiệt đáng kể, xuống khoảng 1.114 USD/tấn, ảnh hưởng khá lớn đến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp tôn mạ như Hoa Sen (mã HSG), Nam Kim (mã NKG) sau năm 2021 thành công rực rỡ.
Theo CTS, giá HRC cuối năm 2022 được dự báo hạ nhiệt đáng kể, xuống khoảng 1.114 USD/tấn, ảnh hưởng khá lớn đến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp tôn mạ như HSG, NKG sau năm 2021 thành công rực rỡ. Ảnh: CTS. |
Ở thị trường nội địa, nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước dự kiến phục hồi 8 - 10%, đặc biệt là tại thị trường miền Bắc và miền Nam vốn bị tác động nặng nề của đại dịch. Về nguồn cung, các nhà máy trong nước hoạt động ổn định trong năm 2022 khi Việt Nam chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, với sản lượng thép sản xuất dự kiến đạt khoảng 26 – 26,5 triệu tấn.
Đối với riêng Hòa Phát (mã HPG), CTS đánh giá việc hoàn thiện chuỗi giá trị ngành thép giúp Hòa Phát giảm thiểu tác động tiêu cực của ngành trong năm 2022. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát dự kiến đạt 137.000 và 26.300 tỉ đồng, tương ứng giảm lần lượt 8% và 15% so với cùng kỳ. Đối với các doanh nghiệp còn lại (HSG, NKG, SMC, TLH,…), việc hàng tồn kho tăng mạnh vào thời điểm cuối quý III/2021 trong bối cảnh giá thép đảo chiều trong năm 2022 khiến biên lợi nhuận giảm mạnh, lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm khoảng 25%.
Có thể bạn quan tâm
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư