Hủy
Tài Chính

Dệt may đua lên sàn chứng khoán

Minh Anh Thứ Ba | 25/12/2018 17:56

Một khâu sản xuất của May Bình Minh.

Công ty Cổ phần May Bình Minh sẽ đưa hơn 5,29 triệu cổ phiếu với tổng giá trị đăng ký giao dịch đạt 52,92 tỉ đồng chính thức lên sàn UPCoM.
 

Công ty cổ phần May Bình Minh sẽ đưa hơn 5,29 triệu cổ phiếu với tổng giá trị đăng ký giao dịch đạt 52,92 tỉ đồng chính thức lên sàn UPCoM.

Đủ lớn để lên sàn

Bình Minh sẽ lên sàn với mã chứng khoán BMG. Tiền thân của công ty là nhà máy may Bình Minh được thành lập từ trước năm 1975, sau đó được quốc hữu hóa năm 1977. Vào thời điểm đó, xí nghiệp có quy mô nhà xưởng 2.500 m2, khoảng 200 máy móc trang thiết bị các loại và hơn 300 công nhân, sản phẩm chủ yếu xuất sang thị trường Đông Âu và Liên Xô.

Năm 1999, Công ty chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần, tính tới năm 2018 công ty hiện hoạt động với số vốn điều lệ 52,92 tỷ đồng.

Hiện nay, Công ty có hơn 2.500 cán bộ nhân viên, 3 chi nhánh với diện tích nhà xưởng hơn 40.000m2 tại TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội và Hải Phòng với hơn 3.000 máy móc thiết bị.

May Bình Minh là đơn vị sản xuất, gia công các sản phẩm may mặc theo hình thức FOB chỉ định. Theo hình thức này, sau khi khách hàng cung cấp mẫu thiết kế, các số liệu của sản phẩm và các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, BMiG sẽ tiến hành sản xuất sản phẩm theo đúng quy cách được yêu cầu.

Sản phẩm chính của công ty bao gồm: sơ mi cao cấp, bộ quần áo thể thao, áo khoác các loại… xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu và các nước khác... với các nhãn hiệu nổi tiếng  như  Owen, Uniqlo, Umbro, Vanhausen, Fila, Lee, Limeted too, American, Eagle, VHF.

Ngoài ra, nhãn hiệu riêng của BMiG kinh doanh nội địa tiến đến ODM, sản phẩm thương hiệu Gendai của công ty (hàng may mặc: sơ mi, áo thun, đồ thể thao các loại...)

Tính đến 30.9.2018, May Bình Minh đã hoàn thành 76,1% kế hoạch doanh thu và 77,8% kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2018.

Det may dua len san chung khoan
 

Liên tục các công ty dệt may lên sàn chứng khoán

Thời gian gần đây, khá nhiều doanh nghiệp ngành dệt may lên sàn chứng khoán. Sau thời gian im ắng vì gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp dệt may đã bắt đầu tăng đơn hàng và phục hồi được thị trường xuất khẩu.

Sắp tới, hơn 47,6 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần May Sông Hồng (MSH) sẽ chính thức được niêm yết trên sàn HOSE. Dựa vào các tính toán định giá cổ phiếu, Công ty quyết định chọn mức giá khởi điểm niêm yết trong này giao dịch đầu tiên trên HOSE là 45.000 đồng/cp.

Theo danh sách cổ đông chốt ngày 1.10.2018, cổ phần của Công ty đang được nắm giữ bởi 511 cổ đông, trong đó có 510 cổ đông trong nước (nắm giữ 99.55% vốn) và 1 cổ đông là tổ chức nước ngoài.

Sở GDCK Hà Nội vừa ra quyết định chấp thuận cho phép hơn 15.4 triệu cổ phiếu DM7 của CTCP Dệt May 7 được giao dịch phiên đầu tiên tại UPCoM vào ngày 15.10.2018 với giá tham chiếu 11.800 đồng/cp.

DM7 có hoạt động kinh doanh chính là sản xuất trang phục may sẵn và sản phẩm công nghiệp dệt may, sản xuất sợi, dây, bện và lưới. Bán niên 2018, DM7 đạt doanh thu trên 431.4 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 20.7 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 42.8% và 85.4% so với cùng kỳ 2017

Cũng trong năm 2018, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 763.5 tỉ đồng, cùng lợi nhuận sau thuế 40 tỉ đồng, như vậy qua nửa đầu năm DM7 đã thực hiện lần lượt 56% và 52% chỉ tiêu. Công ty cũng dự kiến chi cổ tức 10% trong năm 2018.

Thông tin từ Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, ngày 18.7, HNX chính thức đưa hơn 8 triệu cổ phiếu CTCP Đầu tư và Phát triển TDT vào giao dịch trên thị trường niêm yết với tổng giá trị chứng khoán niêm yết đạt hơn 80 tỉ đồng. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 15 nghìn đồng/cổ phiếu.

Từ khi mới thành lập, doanh thu của Công ty TDT chủ yếu đến từ hoạt động gia công CMT (doanh nghiệp sản xuất chỉ thực hiện cắt, may và hoàn thiện sản phẩm). Từ năm 2016, Công ty đã mở rộng hoạt động sang mảng FOB chỉ định (doanh nghiệp thực hiện sẽ tham gia tìm nguồn cung ứng đầu vào với việc nhập nguyên liệu từ một đơn vị được đối tác chỉ định).

Doanh thu từ xuất khẩu chiếm tỉ trọng rất lớn trong doanh thu thuần của Công ty, trong đó cơ cấu doanh thu dịch chuyển từ cân bằng giữa mảng FOB và CMT từ năm 2016 sang nghiêng về mảng FOB năm 2017. Doanh thu nội địa của Công ty chiếm tỷ trọng từ 6 đến 18%. Doanh thu này đến từ việc gia công cho các công ty may trong nước với các đối tác như Tổng công ty May Đức Giang, CTCP Đầu tư Mặt trời Việt, CTCP May Athena.

Tính đến nay, Công ty đã ký kết và đang thực hiện các hợp đồng với đối tác trị giá 147 tỉ đồng. Để đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đã đề ra, trong thời gian tới, Công ty tiếp tục ký kết hợp đồng với đối tác, giá trị hợp đồng dự kiến hơn 195 tỉ đồng. Ngoài ra, Công ty dự kiến sẽ có các giải pháp trong hoạt động kinh doanh, tập trung vào các mảng thị trường, sản xuất cung cấp dịch vụ, tài chính,…


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới