Nếu không đầu tư, khả năng mua nhà của giới trẻ là rất nhỏ

Hình ảnh minh họa: Copilot.
Mới đây, tờ New York Times đã có bài báo với tựa đề: 'Không thể chờ đợi': Giới trẻ Trung Quốc nhảy vào cơn sốt chứng khoán.
Bất chấp rủi ro khi đầu tư vào thời điểm biến động, các nhà đầu tư coi đợt tăng giá cổ phiếu gần đây là cơ hội hiếm có để kiếm tiền khi nền kinh tế Trung Quốc đang trì trệ.
Giới trẻ Trung Quốc đã nhảy vào giao dịch chứng khoán trong hai tuần qua kể từ khi Bắc Kinh thực hiện những bước đi mạnh mẽ nhất từ trước đến nay để phục hồi tăng trưởng kinh tế và thuyết phục người tiêu dùng bắt đầu chi tiêu.
Trên một ứng dụng giao dịch chứng khoán trực tuyến phổ biến, số lượng tài khoản mới tăng đột biến ở những người dưới 30 tuổi. Một người quản lý tài khoản tại một công ty môi giới ở Đông Bắc Trung Quốc đã “ngập” trong các câu hỏi từ những nhà đầu tư F0. Nhiều sinh viên đại học đã dành kỳ nghỉ vào tuần trước để đọc các lời khuyên về đầu tư.
![]() |
Giới trẻ Trung Quốc "nhảy vào" cơn sốt chứng khoán. Ảnh: NYTimes. |
Nền kinh tế Trung Quốc đã phải vật lộn để phục hồi sau lệnh phong tỏa nghiêm trọng trong đại dịch COVID. Trong những năm sau đó, không có nhiều lý do để lạc quan. Tỉ lệ thất nghiệp của những người từ 16 đến 24 tuổi tăng cao đến mức chính phủ đã ngừng công bố.
Vào cuối tháng 9, chính phủ Trung Quốc đã công bố một loạt các biện pháp khiến cổ phiếu của nước này tăng vọt và dẫn đến mức tăng hàng tuần lớn nhất trong gần 16 năm. Khối lượng giao dịch cao đến mức vào ngày 26/9 khiến Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải bị chậm trễ trong việc xử lý giao dịch.
Một sinh viên khoa học máy tính ở tỉnh Quảng Đông phía Nam cho biết, trong khi các bạn cùng lớp trở về quê nhà trong kỳ nghỉ thì anh đã dành kỳ nghỉ của mình để nghiên cứu những kiến thức cơ bản về đầu tư. Cũng theo bài báo trên, một số sinh viên còn có ý định sử dụng học bổng của mình để đầu tư vào thị trường chứng khoán.
![]() |
Ảnh chụp màn hình từ Facebook của Chủ tịch Hội đồng Quản trị SSI (Đã che một số thông tin). |
Khi niềm tin vào các khoản đầu tư truyền thống như bất động sản tiếp tục suy yếu, những người trẻ Trung Quốc cảm thấy họ có ít lựa chọn đầu tư, một số người đã mua những hạt vàng nhỏ.
Bình luận về bài báo của New York Times, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng với giá nhà đất đắt đỏ như hiện tại, giới trẻ nếu không tìm đến các kênh đầu tư để mong muốn có thu nhập thụ động thì với lương đi làm, khả năng có thể mua được nhà là rất nhỏ.
Về thực trạng này, trước đó, trong một chia sẻ vào tháng 2/2023, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng cho rằng giá bất động sản tại Việt Nam đang ở mức tương đối cao so với thu nhập của đa số người dân. Người Việt Nam trung bình cần ít nhất 23,5 năm có thu nhập để mua được nhà ở, đứng thứ 14/107 quốc gia (càng cao, càng đắt) trên thế giới, tương đương Thái Lan, Hàn Quốc (trong khi thu nhập của chúng ta thấp hơn họ); cao hơn nhiều so với các nước Indonesia (18,5 năm), Singapore (15,5 năm), Ấn Độ (9,2 năm) và Malaysia (8,1 năm).
Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung hạn chế, thiếu trầm trọng nhà ở phù hợp túi tiền và dư thừa ở một số phân khúc khác (đặc biệt là phân khúc cao cấp), chi phí ở các khâu làm dự án đều cao.
Như vậy, nếu không tìm đến các kênh đầu tư để gia tăng nguồn thu nhập thì giới trẻ sẽ rất khó mua được nhà, đăc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Có thể bạn quan tâm
Tài khoản chứng khoán mở mới lao dốc trong tháng 9
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Văn Kim