2 hình thức để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn
Ông Phan Anh Tuấn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Navibank (NVS). Ảnh chụp màn hình.
Chúng ta thấy rằng kỷ nguyên tiền rẻ với nguồn vốn dồi dào, chi phí lãi suất thấp trên thị trường quốc tế đã chấm dứt và điều đấy ảnh hưởng rất mạnh tới thị trường Việt Nam trên cả ba thị trường lớn. Đầu tiên là đối với thị trường cổ phiếu, thị trường đã có sự suy giảm mạnh cả về giá trị giao dịch lẫn khối lượng kể từ đầu năm đến giờ và điều này khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động trên thị trường này.
Đối với thị trường trái phiếu, thị trường này đã phát triển khá mạnh trong 2-3 năm gần đây, tuy nhiên với những thay đổi siết chặt hơn của cơ quan quản lý đã khiến cho số lượng các nhà đầu tư có thể tiếp cận với thị trường trái phiếu giảm đi rất là nhiều. Ảnh minh họa: Quý Hòa. |
Thứ hai là đối với thị trường trái phiếu, thị trường này đã phát triển khá mạnh trong 2-3 năm gần đây, tuy nhiên với những thay đổi siết chặt hơn của cơ quan quản lý đã khiến cho số lượng các nhà đầu tư có thể tiếp cận với thị trường trái phiếu giảm đi rất nhiều. Cuối cùng là vay ngân hàng, việc các ngân hàng của các nước có nền kinh tế đầu tàu trên thế giới đã áp dụng chính sách lãi suất cao nhằm chống lạm phát đã ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước buộc phải áp dụng chính sách lãi suất cao nhằm bảo vệ đồng nội tệ và điều này khiến cho các doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc tìm kiếm được nguồn vốn hợp lý.
Vậy cách thức nào để doanh nghiệp có thể huy động vốn trong giai đoạn hiện nay? Theo chia sẻ của ông Phan Anh Tuấn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Navibank (NVS) đối với kênh thị trường tài chính tức là kênh vốn trung dài hạn thì từ kinh nghiệm trong việc tiếp cận hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các nguồn vốn từ nước ngoài, ông Tuấn cho rằng đã có một số hình thức được áp dụng phổ biến trên thế giới nhưng cũng chưa được phổ biến nhiều ở Việt Nam.
Có hai mô hình có tính khả thi cao ở Việt Nam và thực tế là đã được sử dụng ở Việt Nam trong thời gian qua. Thứ nhất là hình thức huy động vốn thông qua việc chuyển nhượng dòng tiền dài hạn từ dự án, doanh nghiệp có thể huy động được vốn để tái cấu trúc các khoản nợ hoặc là tái đầu tư vào các dự án khác mà không phải chờ đợi dòng tiền tích lũy từ dự án trong thời gian dài.
Theo ông Tuấn, cấu trúc này thường được sử dụng trong các dự án có dòng tiền ổn định trong thời gian dài, giống như ngành năng lượng, các ngành về cho thuê kho bãi nhà xưởng cho tới văn phòng khách sạn. “Hiện nay, chúng tôi chủ yếu áp dụng mô hình huy động này trong các dự án liên quan đến điện gió hoặc điện năng lượng mặt trời”, ông Tuấn nói thêm.
Hình thức thứ hai cũng đã triển khai khá phổ biến ở Việt Nam trong thời gian qua đó là hình thức phát hành cổ phiếu ưu đãi cổ tức hoặc là cổ phiếu ưu đãi hoàn lại. Với hình thức này thì nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ưu đãi sẽ được cam kết nhận khoản cổ tức ổn định qua thời gian. Hình thức huy động này có một đặc điểm là dạng công cụ vốn, tuy nhiên nó lại mang đầy đủ các đặc điểm của nghĩa vụ nợ. Như vậy, hình thức này giúp cho các nhà đầu tư khi mà đầu tư vào thị trường cận biên như Việt Nam thì họ ưa thích đầu tư vào những sản phẩm có tính chất công cụ nhiều hơn, các doanh nghiệp Việt Nam thì tránh mất thời gian trong việc huy động khoản vốn nếu vay vốn từ nước ngoài.
(*) Bài viết được thuật lại từ chia sẻ của ông Phan Anh Tuấn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Navibank (NVS) tại Talkshow Phố Tài chính.
Có thể bạn quan tâm
2 điều nhà đầu tư cần lưu ý khi tham gia thị trường chứng khoán
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Kim Dung - Thanh Hằng
-
Minh Đức