Định hướng trọng tâm của ngành tài chính trong nay là gì?
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại Talkshow Phố Tài chính. Ảnh chụp màn hình.
Bộ trưởng đánh giá, thị trường chứng khoán có thể nói là một kênh huy động vốn trung và dài hạn, hết sức quan trọng cho nền kinh tế. Vì vậy, ổn định và phát triển thị trường chứng khoán là một giải pháp hết sức quan trọng để cùng với các tổ chức tín dụng, đảm bảo nguồn vốn cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán gồm có thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và phái sinh. Theo Bộ trưởng, đảm bảo cho ba thị trường này hoạt động một cách minh bạch, đúng đắn và hiệu quả sẽ đảm bảo thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển.
“Trong thời gian vừa qua chúng tôi cho rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã có một ít doanh nghiệp lợi dụng để lừa dối khách hàng, vi phạm trật tự trong quá trình phát hành trái phiếu. Bộ Tài chính cũng đã chủ động tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện pháp luật bằng giải pháp ban hành Nghị định 65 để minh bạch hơn, phân định trách nhiệm một cách rõ ràng hơn để đảm bảo cho thị trường được vận hành một cách minh bạch và đảm bảo trách nhiệm của các nhà phát hành, nâng cao được nhận thức của những người tham gia trong thị trường này. Cho nên khi mà Nghị định 65 ban hành cũng có một số khó khăn và vướng mắc trong thực tiễn”, Bộ trưởng nói.
Đối với định hướng trọng tâm của ngành tài chính trong năm 2023, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay “Chúng tôi tập trung để tham mưu cho Chính phủ, tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội đảm bảo giữ được kinh tế vĩ mô và đảm bảo được các cân đối lớn của nền kinh tế và chống được lạm phát, tập trung phát triển sản xuất kinh doanh và đảm bảo an sinh xã hội. Đây có thể nói những mục tiêu hết sức lớn lao.
Đối với Bộ Tài chính, chúng tôi đã triển khai 108 nhiệm vụ, trong đấy có 53 nhiệm vụ trực tiếp chủ trì, còn 55 nhiệm vụ sẽ phải phối hợp với các bộ, ngành để thực hiện và trọng tâm của chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện tốt chính sách tài khóa và phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách hợp lý nhất và hiệu quả nhất. Đồng thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để ổn định thị trường chứng khoán, thị trường vốn, thị trường bảo hiểm và đảm bảo quản lý tài chính ngân sách, tài sản công một cách tốt nhất”.
Bộ trưởng cho biết thêm “Năm 2023, chúng tôi vẫn đề xuất với Chính phủ thực hiện chính sách gia hạn và kéo dài, giãn hoãn thời gian nộp thuế như chính sách mà chúng ta đã thực hiện trong năm 2022. Đồng thời đề xuất với Chính phủ và đã được Chính phủ chấp thuận quyết định giảm 3% tiền thuê đất để giảm bớt những khó khăn cho các doanh nghiệp và thực hiện vấn đề giảm thuế môi trường trong xăng dầu và một số khoản phí và lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho những doanh nghiệp và các hộ gia đình sản xuất kinh doanh.
Chúng tôi nghĩ năm 2023 phải tập trung để đẩy mạnh vấn đề giải ngân đầu tư công và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển, tháo gỡ vướng mắc về mặt pháp lý, về vấn đề dòng tiền, về các vấn đề liên quan khác để đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển. Năng lực của doanh nghiệp tăng lên, năng lực của nền kinh tế sẽ tăng lên và giải quyết được vấn đề lao động, tăng thu được ngân sách và đảm bảo được vấn đề an sinh xã hội”.
Bài viết được thuật lại từ chia sẻ của Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tại Talkshow Phố Tài chính.
Có thể bạn quan tâm
Các doanh nghiệp cần duy trì mối quan hệ lâu dài với ngân hàng
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Bà Nguyễn Thị Diệu Phương, VinaCapital
-
Bà Hồ Thúy Ái, CTCP Quản lý Quỹ Phú Hưng
-
Ông Chen Chia Ken, Chứng khoán Phú Hưng
Năm 2025 sẽ là một năm bước ngoặt của thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Ông Michael Kokalari, CFA, VinaCapital
Ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ không gây tác động lớn đến kinh tế Việt ...