Giới trẻ “all in” một lần hay làm giàu chậm?
Chuyên gia kinh tế Phan Lê Thành Long. Ảnh chụp màn hình.
Hiện nay, nhiều bạn trẻ đang trăn trở việc thay vì xây dựng những phương pháp đầu tư để gầy dựng gia sản, thì mình đặt cược một lần và thuật ngữ của thị trường tài chính gọi là "all in" một lần, hai lần là đã đủ giàu rồi. Hiện nay nhiều các bạn trẻ đang rất thích suy nghĩ như thế này. Dưới đây là góc nhìn của Chuyên gia Kinh tế Phan Lê Thành Long.
Câu chuyện đặt ra là việc đặt cược, đầu cơ hay là "all in" một lần, hai lần nó không xấu, tại vì khi chúng ta nắm bắt được các cơ hội mà thực sự rõ ràng thì chúng ta cũng có thể làm việc đấy. Thế nhưng các bạn trẻ có thể hình dung như thế này, khi đặt toàn bộ số tiền vào một cổ phiếu và kỳ vọng rằng có thể nhân hai, nhân ba hay nhân nhiều lần tài sản thì doanh nghiệp của cổ phiếu đấy trong một khoảng thời gian ngắn hạn chưa đủ thời gian để tạo ra giá trị như vậy.
Nếu chúng ta đặt cược vào cổ phiếu tăng giá, thế thì hình dung rằng chúng ta sẽ phải trả lời câu hỏi là tại sao cổ phiếu đó tăng giá?. Trong khi trong ngắn hạn thì doanh nghiệp chưa thể tạo ra những giá trị lớn và rất khó để tăng trưởng lợi nhuận gấp nhiều lần, gấp chục lần trong thời gian ngắn.
Thế thì việc mà cổ phiếu tăng giá nó có yếu tố đầu cơ và chúng ta chỉ có thể thắng bằng cách lấy tiền của những người khác, thậm chí lấy tiền của nhiều người khác để bỏ vào túi của mình. Thế nhưng ở trên thị trường mỗi người tham gia thị trường thì họ cũng đều muốn lấy tiền từ túi của người khác bỏ vào túi của mình. Có nghĩa rằng khi chúng ta tham gia vào cuộc chơi đó thì cũng phải chịu đựng một việc là những người khác lấy tiền từ túi của mình bỏ vào túi của họ.
“Các em phải hình dung rằng trong cuộc chơi nào nó cũng có hai mặt hết. Các em muốn lấy tiền từ túi người ta bỏ vào túi của mình để có thể nhân đôi, nhân ba, nhân năm lần tài sản trong thời gian ngắn thì cũng phải chịu đựng được việc người ta có thể lấy tiền từ túi của mình.”, ông Long nói.
Và có thể, khi mất một lần thì chúng ta sẽ phải bỏ rất nhiều công sức để có thể lấy lại. Khi mà chúng ta đã tham gia vào thị trường tài chính một cách thực sự thì câu chuyện trăn trở giữa đầu tư có kế hoạch và “all in” còn liên quan đến khẩu vị rủi ro.
Khẩu vị rủi ro của mỗi người là khác nhau và mỗi chúng ta có một sức chịu đựng khác nhau. Có những người thì rất là thận trọng. Có những người thì thậm chí rất là nhát, có những người mất tiền thì vô cùng đau khổ nhưng có những người thì mất tiền nhưng mà họ rất là bình thản. Bởi vì sao? Bởi vì điều kiện tài chính của họ khác nhau, tính cách của họ khác nhau, hoàn cảnh sống của họ khác nhau, thậm chí là bố mẹ của họ có giàu hay không?. Thế nhưng nhiều người thì không phân biệt được điều đó và họ luôn luôn nghĩ rằng là phải theo lời khuyên ở trên mạng xã hội, phải “all in” một lần, hai lần thì mới giàu được mà không phải là đầu tư.
Thế thì câu chuyện đặt ra, chúng ta cần phải xác định được thực sự khả năng chịu đựng rủi ro của chúng ta đến đâu, đấy là những gì chúng ta cần phải làm. Thế thì chúng ta muốn xác định được khả năng chịu đựng rủi ro đến đâu thì chúng ta sẽ có những bài kiểm tra để chúng ta xác định xem chúng ta là kiểu người như thế nào. Từ đó chúng ta sẽ xác định cho mình một kế hoạch tài chính phù hợp và xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc thông qua đầu tư thay vì “all in”. “All in” không xấu nhưng người mà thực hiện “all in” thì họ phải có một khẩu vị rủi ro rất là cao và phải có khả năng chịu đựng mất mát.
Có thể bạn quan tâm
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở cuối chu kỳ suy thoái
Nguồn Theo Tài chính - Kinh doanh.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Bà Nguyễn Thị Diệu Phương, VinaCapital
-
Bà Hồ Thúy Ái, CTCP Quản lý Quỹ Phú Hưng
-
Ông Chen Chia Ken, Chứng khoán Phú Hưng
Năm 2025 sẽ là một năm bước ngoặt của thị trường chứng khoán Việt Nam