Hủy
Góc nhìn chuyên gia

Nhiều bạn trẻ đang dồn toàn bộ tiền để đầu tư

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng Giám Đốc AFA Capital Thứ Ba | 22/11/2022 14:18

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng Giám Đốc AFA Capital. Ảnh: PV.

 
 
Một câu đơn giản đối với các bạn trẻ khi đầu tư là "Nếu em lỗ hết số tiền này thì sao".

Sau những lần tiếp xúc, trao đổi với các bạn trẻ, ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng Giám Đốc AFA Capital cho biết mình nhận ra rằng kiến thức của chúng ta về đầu tư tài chính đang hướng ra phía ngoài rất nhiều trong khi đó, những vấn đề cơ bản về tài chính cá nhân hoặc quản trị vốn thì chúng ta hoàn toàn thiếu. 

Khi chúng ta chia sẻ danh mục đầu tư có gì hoặc là cổ phiếu chiếm bao nhiêu phần trăm, trong cổ phiếu thì bao nhiêu phần trăm là cổ phiếu niêm yết, đối với cá nhân tôi thì nó chỉ là hệ quả của một chuỗi các quá trình. 

"Tôi vẫn luôn khuyên các bạn trẻ, đầu tiên là phải biết mình thu chi như thế nào hoặc là có kế hoạch tài chính, ví dụ như là đang đi mua nhà hay đang đi mua xe đã đủ tiền cho nó chưa", ông Tuấn nói.

Chúng ta phải biết chúng ta tiết kiệm hoặc tích lũy được bao nhiêu đã và chúng ta có kế hoạch để tăng trưởng dòng tiền của chúng ta, đấy là phần một. Phần thứ hai, đó là chúng ta lập kế hoạch đầu tư. Ở đây sẽ có những bạn trẻ rất sợ rủi ro nhưng cũng có những bạn trẻ lại rất thích rủi ro. 

 

Đối với đầu tư, chúng ta phải có một kế hoạch, chúng ta đầu tư ngắn hạn hay dài hạn, chúng ta là người thích mua đi bán lại trong ngày hay chúng ta thích mua và nắm giữ trong một kỳ hạn dài. Chúng ta phải hết sức rõ ràng về việc đó, và cuối cùng thì chúng ta mới nói đến chuyện danh mục đầu tư. 

Với những nhà đầu tư coi chứng khoán là công cụ, chúng ta phải biết sử dụng thị trường chứng khoán làm sao để gia tăng tài sản của mình. Và ở trong tài chính cá nhân, nó có một khái niệm vô cùng đơn giản đó là tháp tài sản. Trong tháp này, thì chứng khoán đâu đó nằm ở lớp tài sản tăng trưởng, và chúng ta muốn tài sản này tăng trưởng chúng ta phân bổ vào nhiều hay là phân bổ vào ít thì phải tùy khẩu vị rủi ro của chúng ta. 

Bởi khi rủi ro hệ thống xảy ra, sẽ tác động đến toàn bộ thị trường tài chính, chúng ta cần phải có sự chuyển dịch tài sản cổ phiếu của chúng ta xuống những tài sản mang tính chất bảo vệ nhiều hơn. 

Chúng ta có đang cố gắng trở thành trader? 

“Tôi có 18 năm làm ngân hàng, và tôi chỉ làm 1 vị trí, đó là tự doanh ngoại hối. Có những thời điểm mặc dù khi tôi làm trader cho ngân hàng thì rất là lãi, nhưng khi tôi tự đầu tư thì kết quả lại khác. Cụ thể là vàng, năm 2011 khi vàng lần đầu vượt qua 1.000 thì tôi liên tục short, khi tôi đã mất toàn bộ tiền của mình cho những giao dịch trading, tôi đã ngồi lại và suy nghĩ. Mình đang làm gì đây? Mình đang cố gắng trở thành trader hay mình muốn rằng sự tăng trưởng của tài sản sẽ giúp cho đời sống tài chính của mình nó tốt hơn? ”, ông Tuấn kể lại.

 

“Và từ đó thì tôi mới bắt đầu tìm hiểu về tài chính cá nhân. Bởi lẽ khi tôi thua lỗ, tôi mất đi toàn bộ dòng tiền thì dòng tiền trong vài năm của kế hoạch tài chính, tôi phải dành để trả khoản nợ. Tôi cũng phải xác định lại khẩu vị rủi ro của mình.  

Thì tôi xin chia sẻ với các bạn rằng, thị trường sẽ có lên có xuống và nếu như chúng ta quản trị tài chính cá nhân thật tốt, chúng ta có khẩu vị rủi ro tốt, chúng ta xây được tháp tài sản của chúng ta phù hợp thì sự sụt giảm của thị trường cũng không quá ảnh hưởng đến chúng ta. ”, ông Tuấn chia sẻ. 

Các bạn cứ tưởng tượng rằng, l00% tài sản của chúng ta đâu đó lớp tài sản tăng trưởng là cổ phiếu chỉ chiếm 20-30% thì sự sụt giảm, sự biến động của thị trường tài chính nó không làm thay đổi trạng thái tâm lý của chúng ta. Và ở những thời điểm sụt giảm, tùy từng khẩu vị rủi ro, chúng ta thậm chí còn có thể gia tăng tỉ lệ % đối với lớp tài sản đầu tư. Theo vị chuyên gia này, đấy là điều quan trọng nhất đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Theo ông Tuấn, nếu mà chúng ta coi thị trường chứng khoán cụ thể ở đây là cổ phiếu là một kênh để chúng ta xây dựng tài sản, thì chúng ta hãy nhớ để tạo ra  tài sản lớn ở trong tương lai thì việc đầu tiên là chúng ta phải có một sự nghiệp tốt. Có sự nghiệp thì chúng ta mới có thật nhiều tiền, sau khi trừ đi chi phí thì chúng ta mới có tích lũy, mà để tích lũy thì chúng ta đi đầu tư. 

“Đôi khi tôi thấy các bạn trẻ đang quên đi vế 1 và vế 2 (kiếm tiền và tích lũy) mà chỉ tập trung vào vế 3 (đầu tư) thì khi rủi ro xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng đến ngay công việc hiện tại. Ở đây thì tôi cũng muốn chia sẻ rằng, khi mà chúng ta coi chứng khoán là một công cụ thì có rất nhiều cách tiếp cận chứ không cần phải liên tục mua bán.”, ông Tuấn nói. 

(*) Bài viết được thuật lại từ chia sẻ của ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng Giám Đốc AFA Capital tại chương trình Khớp lệnh. 

Có thể bạn quan tâm 

Đã đến lúc thận trọng hơn trong việc điều chỉnh lãi suất


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới