Hủy
Tài Chính

Khơi thông dòng vốn trái phiếu cho doanh nghiệp

Thanh Hằng Thứ Bảy | 03/12/2022 11:21

Ảnh: Thanh Hằng.

 
 
Nếu cần “giải cứu” thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay thì cũng đồng nghĩa với việc “cứu” trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là chủ yếu.

Gọi đúng tên trái phiếu doanh nghiệp

Nếu không tính Ngân hàng thương mại (NHTM) thuộc về định chế tài chính, thì Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) giai đoạn 2020-2022 chủ yếu là trái phiếu công ty Bất động sản (BDS). Đó là chia sẻ của, TS Đinh Thế Hiển chia sẻ tại Hội thảo “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Niềm tin và giải pháp” được tổ chức vào ngày 30.11.2022.

Trái phiếu doanh nghiệp trong 3 năm trở lạị đây chủ yếu là trái phiếu công ty ngành bất động sản, trong đó các công ty chưa niêm yết chiếm trên 80%, TS Hiển thông tin thêm. Do đó, nếu cần “giải cứu” thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay thì cũng đồng nghĩa với việc “cứu” trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là chủ yếu”.

Ngành bất động sản là một trong những ngành thâm dụng vốn, khi 7 đồng vốn mới tạo ra 1 đồng doanh thu, con số này ở ngành thuỷ sản là 0.8 đồng vốn tạo 1 đồng doanh thu.

Nguồn: Fiigroup, thống kê của VFA group
Nguồn: Fiigroup, thống kê của VFA group

Trong giai đoạn trước đó, 2016-2020, thống kê của TS Trịnh Đoàn Tuấn Linh, Chuyên gia tài chính ngân hàng, cho biết quy mô TPDN Việt Nam đã tăng từ mức 4.300 tỉ đồng lên mức 10.300 tỉ đồng, tăng gấp 2,4 lần. Quy mô thị trường TPDN Việt Nam so với GDP đạt 15,1% trong năm 2020, con số này thấp hơn nhiều nước trong khu vực như Thái Lan (22,7%), Singapore (36,5%) và Malaysia (54,3%).

Theo TS. Hiển, quy mô thị trường TPDN tương đương 10,3% dư nợ tín dụng cho thấy kênh huy động vốn qua trái phiếu đã có vai trò đáng kể trong việc khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp phát triển, bên cạnh kênh tín dụng và cổ phiếu.

TS Hiển cho biết tại các nước phát triển, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chủ yếu là quỹ đầu tư, trong đó có 80% là quỹ mở. Tỉ trọng đầu tư trái phiếu, bao gồm trái phiếu chính phủ (TPCP) và TPDN thường chiếm 45% tổng tài sản quỹ quản lỹ. Tại Việt Nam, tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu của các quỹ là 18.000 tỉ đồng, chỉ tương đương 1.6% tổng quy mô của quỹ.

TS Hiển cũng cho rằng nhà đầu tư không mua vì lãi suất cao mà mua vì có sự đảm bảo của một định chế tài chính, họ nghĩ mua thay vì gửi tiết kiệm. Ông nhận định 14% không phải là mức lãi suất quá cao tương xứng với rủi ro của những khoản đầu tư trái phiếu không có tài sản đảm bảo. “80% doanh nghiệp BDS phát hành trái phiếu là doanh nghiệp chưa niêm yết, đối tượng thuộc rủi ro cao, vì thế lãi suất phải là 25% mới hợp lý”, TS Hiển phân tích.

Việc thiếu thông tin, kiến thức cũng là một lý do đẩy nhà đầu tư cá nhân đến với những hợp đồng mua trái phiếu doanh nghiệp, Luật sư Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, chia sẻ. Để giải quyết, cần làm rõ trách nhiệm của tổ chức phát hành, trung gian tư vấn như ngân hàng và công ty chứng khoán, và cơ quan quản lý nhà nước trong việc duyệt hồ sơ phát hành trái phiếu. “Không lẽ để người già hưu trí trắng tay”, Luật sư Hưng cảm thán.

Giải pháp cho thị trường vốn

Ông Mã Thanh Danh, Chủ tịch CTCP Tư vấn Quốc tế CIB đề xuất 3 nhóm giải pháp để giải toả áp lực trái phiếu cho doanh nghiệp. Đầu tiên doanh nghiệp có thể dùng tiền mặt hoặc vay mượn để mua lại trái phiếu để giảm áp lực, thương lượng chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu như trường hợp Citi Bank chuyển đổi trái phiếu Novaland.

Thứ hai, nếu không có tài chính đủ mạnh, doanh nghiệp cần chuẩn bị một kế hoạch tái cấu trúc rõ ràng để thương lượng với trái chủ. Nếu không được, doanh nghiệp buộc phải bán các tài sản mình đang có để thanh toán với các trái chủ, có thể là đất đai, thương hiệu, hệ thống phân phối… 

Ba là, doanh nghiệp cần tính đến phương án tham gia thị trường mua bán nợ. Tuy các công cụ mua bán nợ tại Việt Nam vẫn chưa phổ biến, nhưng nếu có một thị trường trái phiếu thứ cấp hoạt động bài bản thì các trái chủ có thể giao dịch trên thị trường này, giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, TS Hiển đề xuất phát triển các quỹ mở đầu tư trái phiếu giúp nhà đầu tư linh hoạt trong thoát vốn. Quỹ mở với đội ngũ đầu tư chuyên nghiệp sẽ có quyết định đầu tư tốt với độ an toàn cao.

TS Hiển cũng cho rằng còn thời gian để hoàn thiện khung pháp lý về phát hành trái phiếu, trong bối cảnh các công ty sản xuất kinh doanh không chịu nhiều áp lực về thời gian trong việc huy động vốn qua kênh này. Ông cũng đề xuất chỉ nên cấp vốn qua kênh trái phiếu cho những công ty sản xuất đầu ngành. Tại những công ty này, tiền không chỉ dùng cho riêng họ mà còn giúp hoàn thiện cả chuỗi cung ứng.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới