VN-Index có thể dao động trong khoảng 1.100-1.350 giai đoạn cuối năm
_81452435.jpg)
Hình ảnh tại Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC). Ảnh: VDSC.
Theo góc nhìn của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), sự đảo chiều mạnh mẽ của thị trường chứng khoán được thúc đẩy bởi kỳ vọng của nhà đầu tư vào triển vọng vĩ mô khi bối cảnh toàn cầu và trong nước đều đang có xu hướng thuận lợi cho thị trường chứng khoán.
Cụ thể, hầu hết các quốc gia đều chứng kiến lạm phát đang hạ nhiệt; chính sách tiền tệ cũng bớt diều hâu hơn với mức lãi suất đã tiệm cận đỉnh và rủi ro khủng hoảng tiềm ẩn của hệ thống ngân hàng toàn cầu đã không xảy ra. Trong khi Việt Nam cũng bắt đầu đảo ngược chính sách tiền tệ, thực thi hàng loạt biện pháp tài khóa (điển hình như 4 lần giảm chính sách lãi suất, đẩy nhanh các dự án cao tốc quốc gia, đường vành đai) và ban hành quy định mới, hướng dẫn để giải quyết các vấn đề cấp bách ảnh hưởng đến nền kinh tế liên quan đến thị trường trái phiếu (Nghị định 08, Thông tư 02 và 03), bất động sản (Nghị định 10, Nghị định 35), và lĩnh vực năng lượng (Quy hoạch điện VIII).
![]() |
Nửa đầu năm 2023, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến mức lợi nhuận tốt thứ 2 trong vòng 8 năm trở lại đây. |
Nửa đầu năm 2023, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến mức lợi nhuận tốt thứ 2 trong vòng 8 năm trở lại đây. Nhà đầu tư cá nhân vẫn chiếm ưu thế và chiếm 80-90% thanh khoản toàn thị trường. Về giá trị tuyệt đối, giá trị giao dịch hàng tháng trong 6 tháng đầu năm 2023 cao hơn đáng kể so với thời điểm trước COVID-19 mặc dù điều kiện vĩ mô không mấy thuận lợi.
Trong đó, thống kê từ VDSC cho thấy giao dịch của nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức trong nước tăng trưởng mạnh hơn với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CARG) lần lượt là 33% và 26%, trong khi thanh khoản thị trường ghi nhận CARG là 30%.
![]() |
Trong nửa đầu năm 2023, sự gia tăng của các nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức trong nước về giá trị giao dịch có mối tương quan chặt chẽ với giá trị giao dịch của thị trường, trong khi mối tương quan với thanh khoản thị trường trong một chuỗi thời gian dài hơn cho thấy sự tương đồng giữa 3 nhóm nhà đầu tư này. Hàm ý rằng các nhà đầu tư cá nhân là động lực chính của thanh khoản thị trường trong nửa đầu năm 2023.
“Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới và số dư tiền gửi của nhà đầu tư tại công ty chứng khoán bắt đầu tăng trở lại. Chừng nào lãi suất còn duy trì ở mặt bằng thấp như hiện nay thì nhà đầu tư sẽ tiếp tục tái đầu tư vào thị trường chứng khoán, kéo theo xu hướng thị trường giá lên khó có thể bị phá vỡ trong nửa sau của năm 2023”, VDSC nhìn nhận.
Trong quá khứ, môi trường lãi suất thấp cùng với việc các kênh đầu tư khác kém khả quan hỗ trợ mạnh thị trường giá lên. VDSC kỳ vọng VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.100-1.350 điểm cho giai đoạn cuối năm với các giả định về dòng tiền và chính sách tiền tệ.
VDSC kỳ vọng tiền gửi nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán từ nay tới cuối năm có thể đạt khoảng 75.000-80.000 tỉ đồng, tăng từ 10.000-20.000 tỉ đồng so với mức cuối quý II/2023. Từ đó, thanh khoản bình quân mỗi phiên dự báo dao động trong khoảng 18.000-20.000 tỉ đồng cho giai đoạn nửa cuối năm.
Trong kịch bản tích cực nhất khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành 50 điểm cơ bản, số dư tiền gửi của nhà đầu tư/thanh khoản bình quân ngày có thể tiệm cận mức của quý II/2021 lần lượt là 85.000 tỉ đồng và 21.000 tỉ đồng.
Vùng định giá dự kiến từ 13x-16x, tương ứng với suất sinh lời từ 6,25-7,6%, vẫn đạt mức hấp dẫn tương đối so với lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng. Vùng định giá này thấp hơn so với mức trung bình của quý II/2021 (~18x, mức định giá cao nhất trong 3 năm gần nhất), mặc dù có mức độ thanh khoản bình quân kỳ vọng tương đồng.
Có thể bạn quan tâm
342 mã xanh, VN-Index tăng hơn 15 điểm
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Trực Thanh
-
Tuấn Thịnh