VN30 về lại vùng 1.500 điểm

VN30-Index đóng cửa phiên 11/10 trên mốc 1.500 điểm.
Phiên giao dịch 11/10 diễn ra rất tích cực trong bối cảnh dòng tiền trở lại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán.
Dưới sự nâng đỡ của nhiều cổ phiếu, chỉ số VN30-Index đã về lại vùng 1.500 điểm sau hơn 2 tháng đánh mất vùng giá này. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN30 đóng cửa ở mức 1.510 điểm, tăng hơn 33,7 điểm với 28 mã tăng điểm và chỉ có 2 mã giảm điểm. Dẫn đầu đà tăng của nhóm này là cổ phiếu CTG của Ngân hàng Vietinbank với mức tăng 5,3%. CTG cũng dẫn đầu đà tăng của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tiếp theo là HDB, TCB và VRE là những mã tăng mạnh nhất trong VN30. Thanh khoản ở nhóm VN30 cũng có sự cải thiện rõ rệt, trên mốc trung bình 20 phiên, ghi nhận giá trị khớp lệnh đạt hơn 10.164 tỉ đồng.
![]() |
Nhóm ngân hàng và tài chính tăng mạnh trong phiên 11/10. Ảnh: SSI. |
Về diễn biến thị trường chung, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 21,3 điểm, với hơn 22.790 tỉ đồng được khớp lệnh và cũng đạt trên mốc trung bình 20 phiên gần nhất. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 221 mã tăng và 188 mã giảm điểm.
Điểm sáng ở phiên giao dịch này là dòng tiền đã có sự trở lại đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, chiếm tỉ trọng cao đối với bản đồ vốn hóa thị trường. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng ghi nhận mức tăng mạnh nhất khi ngoại trừ SSB đóng cửa ở mức tham chiếu thì các cổ phiếu ngân hàng đều đóng cửa trong sắc xanh. Bình quân, nhóm này tăng hơn 2,71% trong phiên giao dịch 11/10 này.
Tiếp theo là nhóm cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính, đặc biệt là cổ phiếu của các công ty chứng khoán, ghi nhận mức tăng mạnh so với thị trường. Nhiều cổ phiếu trong nhóm ngành này đóng cửa trong sắc xanh mạnh trên cả 3 sàn, HOSE, HNX và UPCoM.
![]() |
Phiên giao dịch 10/11, thị trường tăng điểm được đánh giá khá thuyết phục khi diễn biến giá đã đi kèm với thanh khoản của thị trường. Có thể thấy tâm lý nhà đầu tư đã trở nên lạc quan hơn, khi số ca nhiễm ở TP. HCM ở ghi nhận mức giảm kỉ lục. Phó chủ tịch UBND TP. HCM Phan Thị Thắng cho biết từ đây đến ngày 15/10, nếu tình hình dịch ổn định thì sẽ tính toán thêm, để không nói “bình thường mới” mà là "bình thường”.
Nhìn nhận về thị trường chứng khoán, Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư SSI Research đánh giá diễn biến gần như đi ngang của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 8 và tháng 9 phù hợp bối cảnh vĩ mô và không cho thấy sự phản ứng quá đà.
Chiến lược phòng chống dịch của Chính phủ linh hoạt hơn, chuyển từ “Không COVID’’ sang “Sống chung với COVID” gợi mở kỳ vọng khôi phục và phát triển kinh tế nhanh trở lại sẽ tháo gỡ nút thắt tâm lý cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán trong thời điểm hiện tại.
Tâm lý thị trường cho thấy sự ổn định nhờ các số liệu vĩ mô được hấp thụ dần theo tháng và cũng không nằm ngoài dự đoán. Điểm tích cực là dòng tiền vẫn duy trì tốt trên thị trường khi trú ẩn ở nhóm vốn hóa thấp và một số ngành dự kiến có kết quả kinh doanh tích cực trong quý III trong khi chờ đợi xu hướng sắp tới.
SSI Research cho rằng triển vọng tăng trưởng lợi nhuận chậm lại trong quý III/2021 do tác động từ giãn cách đã được chiết khấu phần lớn vào diễn biến giá trong 2 tháng gần đây. Trong khi triển vọng lợi nhuận các ngành liên quan đến cầu tiêu dùng nội địa như bán lẻ, bia, ô tô/xe máy, dầu khí và ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều từ đợt giãn cách, một số ngành lại được hưởng lợi từ giá hàng hóa đã có mức tăng mạnh kể từ đầu năm như sắt thép, đường, phân bón, hóa chất. Vận tải container và một số ngành liên quan đến xuất khẩu cũng dự kiến có triển vọng kết quả kinh doanh khả quan.
Có thể bạn quan tâm
'Chọn mặt gửi vàng' cổ phiếu đầu tư công
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư

Tin cùng chuyên mục
-
Lam Hồng
-
Hà Cúc
-
Bội Ngọc
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Trung Nam