Hủy
Thế giới

5 rủi ro với đà tăng của chứng khoán các nước mới nổi

Bá Ước Thứ Ba | 16/01/2018 14:17

SCMP

Hiện tại, thế giới tồn tại tại nhiều yếu tố có thể kết thúc đà tăng giá kéo dài hai năm ở thị trường các nước mới nổi.
 

Tuy nhiên, con người thường không hài lòng với những gì mình đang có và muốn gia tăng lợi nhuận và phớt lờ những rủi ro đó.

Tất nhiên, xu hướng tăng của thị trường vẫn còn. Fiera Capital, một nhà quản lý tài sản Montreal quản lý 123 tỷ USD, hy vọng lợi nhuận hấp dẫn trong nhiều năm nữa. Research Affiliates, một nhà tư vấn phụ cho các công ty như Pacific Investment Management, gọi các thị trường mới nổi là "thương vụ của thập niên".

Tuy nhiên, một số chuyên gia khác lại đang đưa ra một số cảnh báo. Bloomberg đã tổng hợp lại 5 rủi ro chính:

1) Đà suy giảm của các công ty công nghệ

Đối với Bhanu Baweja của UBS, các dấu hiệu cảnh báo bình thường như sự thay đổi trong chu kì tăng trưởng, việc định giá đắt đỏ hoặc giá dầu giảm hiện vẫn còn khá mơ hồ. Baweja, phụ trách chiến lược tài sản chéo giữa các thị trường mới nổi của UBS, cho rằng rủi ro lớn hơn có thể là suy thoái trong lĩnh vực công nghệ đang phát triển.

Ông là "hoài nghi" doanh thu của các các công ty công nghệ thị trường mới nổi có thể duy trì được mức như năm ngoái. Các công ty phần cứng có thể đặc biệt nhạy cảm khi nhu cầu bộ nhớ giảm. Một vụ bán tháo bitcoin cũng có thể cản trở ngành công nghiệp này, ông nói.

Baweja vẫn cho rằng lợi nhuận ngành công nghệ sẽ vào khoảng 10% vào năm 2018, giảm so với mức 38% của năm ngoái. Ông hy vọng tăng trưởng và lợi nhuận sẽ chậm lại vào cuối năm.

2) Đồng USD mạnh lên

Jeff Gundlach, giám đốc đầu tư của công ty DoubleLine Capital LP ở Los Angeles cho biết một đợt tăng giá của USD và các mức định giá cao kỷ lục có lẽ sẽ là trở ngại tạm thời đối với các cổ phiếu ở các nước đang phát triển.

5 rui ro voi da tang cua chung khoan cac nuoc moi noi
Cổ phiếu các nước đang phát triển lên mức cao nhất kể từ năm 2008. Ảnh: Bloomberg

 Tuy nhiên, Gundlach cho biết các nước mới nổi là một lựa chọn hấp dẫn cho "những năm tới" đối với các nhà đầu tư dài hạn. Ông trích dẫn chỉ số P/E Shille cho thấy các nhà đầu tư phải trả một mức giá cao cho chứng khoán tại Mỹ so với chứng khoán tại thị trường mới nổi. Research Affiliates đã đưa ra lập luận tương tự khi có dự báo mức lợi nhuận lớn ở thị trường các nước mới nổi.

3) Suy thoái kinh tế

Nhà tư vấn Capital Economics ở London ước tính tăng trưởng kinh tế thị trường mới nổi sẽ giảm xuống còn 4,2% trong năm 2018 từ 4,4% năm ngoái.

Phần lớn nguyên nhân của sự giảm tốc là do Trung Quốc, nơi sự suy thoái có thể khiến giá hàng hóa cho các ngành công nghiệp giảm xuống. Do đó, đà tăng điểm của các cổ phiếu ở các nước đang phát triển có lẽ sẽ "chậm lại" và chỉ số MSCI Emerging Market Index có thể sẽ "giảm nhẹ" trong năm 2018, hãng này cho hay vào tuần trước.

Capital Economics dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2019 thậm chí còn tệ hơn: tăng trưởng 4%. Giá sẽ "giảm mạnh vào năm 2019 khi thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm".

4) Cổ phiếu tăng giá quá mức

Goldman Sachs cho biết những số liệu chứng khoán toàn cầu cho thấy rủi ro cao hơn về một đợt suy giảm của thị trường. Ngân hàng này lưu ý rằng chỉ số MSCI Emerging Market Index đang ở trong một chu kì tăng giá dài nhất mà không có sự điều chỉnh 10%.

5 rui ro voi da tang cua chung khoan cac nuoc moi noi
Goldman Sach lo ngại về rủi ro chứng khoán thị trường mới nổi  (EM)điều chỉnh, khi mà đã lâu, chỉ số MSCI của các nước EM chưa điều chỉnh hơn 10%. Ảnh: Bloomberg

Các chuyên gia phân tích của Goldman, trong đó có Ian Wright, cho biết: "Cho đến nay, mức độ chấp nhận rủi ro đã tăng lên đáng kể, gần mức cao nhất mọi thời đại, đứng đầu là cổ phiếu”.

Tuy nhiên, các nhà chiến lược, vốn vẫn đầu tư mạnh vào chứng khoán thị trường mới nổi, cho rằng khả năng đà giảm trên mở rộng thành thị trường con gấu là khá thấp.

5)  Lạm phát

Theo Emre Tiftik, phó giám đốc các thị trường vốn toàn cầu tại Viện Tài chính Quốc tế tại Washington, sự gia tăng đột biến của lạm phát trong các thị trường đã phát triển có thể là "yếu tố thay đổi cuộc chơi" cho các dòng vốn của các thị trường mới nổi.

Mặc dù đây một viễn cảnh khó xảy ra, nhưng nếu điều này xảy ra sẽ khiến các điều kiện tài chính toàn cầu tồi tệ hơn, có thể làm giảm thanh khoản của đồng USD và ảnh hưởng xấu đến cổ phiếu các nước đang phát triển. Tiftik cho biết IIF vẫn giữ quan điểm tích cực về các thị trường mới nổi và dự báo rằng các dòng vốn đầu tư gián tiếp sẽ tăng lên hơn 150 tỷ USD trong năm nay từ khoảng 70 tỷ USD vào năm 2017.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới