Hủy
Thế giới

BRICS tìm cách bảo vệ tiền tệ của khối trước biến động kinh tế toàn cầu

Thứ Ba | 19/06/2012 14:34

BRICS thảo luận về các cơ chế, như thỏa thuận hoán đổi tiền tệ và lập quỹ dự phòng để bảo vệ đồng tiền của mình trước rủi ro từ bên ngoài.
 

Các cơ chế này đã được thảo luận trong cuộc họp không chính thức hôm qua 18/6 do Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh chủ trì, với sự tham dự của một số các nhà lãnh đạo trong nhóm BRICS bên lề hội nghị thượng đỉnh G20.

Đối với thỏa thuận hoán đổi tiền tệ, các nước đề xuất rằng một quốc gia có đồng tiền bị yếu đi có thể tìm kiếm bảo hiểm rủi ro cho tỷ giá hối đoái bằng cách trao đổi tiền tệ với nước khác nhằm giữ cho các giao dịch được thông suốt cho đến khi tình hình được cải thiện.

Bên cạnh đó, các nước BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi - cũng đề xuất xây dựng quỹ dự trữ ngoại hối để dự phòng trước những tác động từ khủng hoảng nợ châu Âu.

Hai cơ chế trên của các nước BRICS cũng được các nhà phân tích nhận xét là bước đi lớn nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD và euro cũng như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức luôn đưa ra những đòi hỏi nghiêm ngặt đối với những khoản vay dành cho BRICS.

Sau cuộc họp, các nhà lãnh đạo G20 đồng ý yêu cầu các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương thảo luận về vấn đề quan trọng này và báo cáo lại tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2013.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất BRICS và lớn thứ hai thế giới, nói riêng bày tỏ mong muốn biến đồng nhân dân tệ thành đồng tiền dự trữ toàn cầu và các nền kinh tế mới nổi sẽ ít phụ thuộc hơn vào các thị trường sử dụng đồng USD và euro. Hiện Bắc Kinh đang nắm hơn 3 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ và khẳng định có thể giúp các thị trường mới nổi khác bị thiếu hụt tiền.

Các nhà lãnh đạo BRICS nhấn mạnh rằng với tình hình toàn cầu có xu hướng xấu đi như hiện nay, các nước trong khối cần thiết phải củng cố niềm tin thị trường. Bên cạnh đó, các nước cũng hy vọng Hội nghị G20 sắp tới sẽ đưa ra được tuyên bố mạnh hơn về mục tiêu trong cuộc chiến chống suy thoái quốc tế và ảnh hửng từ khủng hoảng nợ châu Âu.

Nguồn WSJ, Newkerala/DVT


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới