Chứng khoán Trung Quốc phục hồi mang lại hy vọng cho các ngân hàng phương Tây
Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng đầu tư, nhu cầu phát hành được ghi nhận tăng lên so với đầu năm. Ảnh: Nikkei Asia.
Sau 1 năm giao dịch sụt giảm làm giảm lợi nhuận của một số ngân hàng phương Tây lớn đang hoạt động tại Trung Quốc, sự phục hồi gần đây của thị trường chứng khoán ở nước này đã làm dấy lên hy vọng đầu tư sẽ quay trở lại.
Các ngân hàng toàn cầu, bao gồm UBS và Goldman Sachs, có các đơn vị ở Trung Quốc vào tuần trước đã điều chỉnh dự báo về chỉ số thị trường chứng khoán trong và ngoài nước sau khi gói giải cứu lớn được phê duyệt vào ngày 17/5 nhằm vực dậy thị trường bất động sản đang suy yếu của Trung Quốc.
Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tranh luận xem đợt phục hồi của thị trường chứng khoán sẽ kéo dài bao lâu, nhưng sự thay đổi tâm lý đang khiến các ngân hàng nước ngoài bán tài sản Trung Quốc dễ dàng hơn. Đà phục hồi hiện tại có thể so sánh với cuối năm 2022, khi các nhà đầu tư lạc quan về triển vọng mở cửa trở lại sau COVID-19 của Trung Quốc. Theo báo cáo do Goldman Sachs dẫn đầu vào ngày 20/5, sự phục hồi gần đây đã thúc đẩy chỉ số MSCI Trung Quốc tăng 57% trong 88 ngày.
3 chỉ số chính mà các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng để theo dõi chứng khoán Trung Quốc, CSI 300, Hang Seng Index và MSCI China, đều tăng vọt kể từ giữa tháng 4, khi giới chức đại lục và Hong Kong phối hợp đưa ra các biện pháp để hỗ trợ cổ phiếu, trái phiếu, thị trường chứng khoán và thị trường nhà đất.
Vào ngày 12/4, cơ quan giám sát chứng khoán Trung Quốc đã cập nhật các hướng dẫn chính sách lần đầu sau 10 năm, yêu cầu các công ty niêm yết cải thiện chất lượng và lợi nhuận của cổ đông. Vài ngày sau, cơ quan giám sát này cũng thông báo rằng sẽ có nhiều sản phẩm đủ điều kiện tham gia chương trình giao dịch kết nối giữa thị trường Hong Kong và đại lục. Vào ngày 17/5, Hội đồng Nhà nước, Ngân hàng Trung ương và cơ quan quản lý nhà ở đã cùng nhau đưa ra gói giải cứu, chỉ đạo chính quyền địa phương mua các dự án bất động sản chưa bán được, một chính sách được nhiều nhà đầu tư trong nước coi là thuận lợi, các nhà phân tích tại Bank of America (BofA) cho biết.
CSI 300, Hang Seng Index và MSCI China lần lượt đóng cửa ở mức 3601,475, 18608,94 và 61,4 vào ngày 24/5, tăng 5%, 9,2% và 9,7% từ đầu năm đến nay.
Chứng khoán Trung Quốc và Hong Kong phục hồi. Ảnh: Nikkei Asia. |
Ông Joseph Chan, đối tác sáng lập của Oriental Patron, một công ty chứng khoán có trụ sở tại Hong Kong, cho biết: “Sự phục hồi ở thị trường Trung Quốc sẽ hỗ trợ hoạt động IPO”. Ông cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài bỏ tiền vào cổ phiếu hạng A sẽ giúp các ngân hàng đầu tư phương Tây tìm được giao dịch trên thị trường.
Người phát ngôn của JPMorgan cho biết, ngân hàng nhận thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và toàn cầu đối với cổ phiếu loại A tiếp tục phục hồi khi tâm lý thị trường chuyển biến tích cực hơn. Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng đầu tư, nhu cầu phát hành được ghi nhận tăng lên so với đầu năm.
Ngân hàng đầu tư, hoạt động kinh doanh cốt lõi của các công ty chứng khoán Trung Quốc của các ngân hàng toàn cầu, đã phải hứng chịu sự sụt giảm của thị trường và giao dịch chậm lại, do nền kinh tế phục hồi yếu hơn mong đợi sau đại dịch khiến các nhà đầu tư thất vọng và quy định chặt chẽ hơn buộc nhiều công ty phải gác lại kế hoạch IPO.
Phí tổng hợp từ bảo lãnh phát hành cổ phiếu và trái phiếu cũng như tư vấn về mua bán và sáp nhập tại 7 ngân hàng toàn cầu, bao gồm Goldman Sachs và UBS, đã giảm 34,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tháng 4, các ngân hàng này đã tạo ra tổng lợi nhuận ròng là 137,1 triệu nhân dân tệ (18,9 triệu USD).
Nhưng bất chấp sự phục hồi của thị trường chứng khoán gần đây, lộ trình IPO vẫn chưa được cải thiện nhiều do các hạn chế đối với danh sách mới vẫn được áp dụng.
Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa quay trở lại bất chấp sự phục hồi của thị trường chứng khoán, có nghĩa là các chủ ngân hàng cần đa dạng hóa thu nhập, chẳng hạn như thu phí hoạt động tư vấn về các thương vụ M&A.
Dữ liệu của Dealogic cho thấy, doanh thu ngân hàng đầu tư từ việc tư vấn cổ phiếu A, tư vấn chào bán thêm, tư vấn các khoản nợ bằng đồng nhân dân tệ cũng như các hoạt động M&A ở đại lục đứng ở mức 883 triệu USD tính đến tháng 3, con số quý đầu tiên thấp nhất kể từ năm 2019.
Doanh thu tại chi nhánh ở Trung Quốc của các ngân hàng nước ngoài. Ảnh: Nikkei Asia. |
Trong số các giao dịch trên thị trường vốn cổ phần ở Trung Quốc trong quý từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, bao gồm IPO và các đợt chào bán tiếp theo của các công ty niêm yết, chỉ có 3 giao dịch được thực hiện bởi các tổ chức tại Trung Quốc của ngân hàng nước ngoài, dữ liệu của Dealogic cho thấy, ít hơn 14 giao dịch trong cùng kỳ năm ngoái. Tính đến năm 2024, Goldman Sachs đã tư vấn một thỏa thuận chào bán thêm cho Công ty Dược phẩm Salubris Thâm Quyến, Công ty đã huy động được 80 triệu USD bằng cách bán cổ phiếu mới. Trong khi, Deutsche Bank đã tư vấn cho 2 thương vụ như vậy, trong đó một thương vụ được thực hiện cùng với DBS.
Các nhà phân tích từ BofA cho biết, phần lớn các nhà đầu tư ở Singapore tỏ ra "hoài nghi" và cho biết các bước hỗ trợ thị trường bất động sản của Bắc Kinh vẫn "quá muộn màng".
Các nhà phân tích cho biết: “Các nhà đầu tư đến thăm Trung Quốc gần đây cũng cảm thấy rằng 'các yếu tố cơ bản không được cải thiện nhiều' và lo ngại rằng 'cổ phiếu tăng giá gần đầy là do có một số thay đổi so với các nguyên tắc cơ bản". Các yếu tố cơ bản mà nhà đầu tư đang cân nhắc trước khi đầu tư vào Trung Quốc bao gồm tình hình kinh tế vĩ mô của Nhật và hiệu quả hoạt động của nhà sản xuất chip Nvidia.
Có thể bạn quan tâm:
Nông dân Trung Quốc thất thoát 4 tỉ USD vì vải thiều mất mùa
Nguồn Nikkei Asia
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư