Covid-19 qua đi để lại những đòn giáng nặng nề vào kinh tế Trung Quốc và những bài học đáng giá cho phần còn lại của thế giới
Ảnh: Bloomberg
Đầu tiên, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 kìm hãm dịch vụ và lượng tiêu thụ khi Trung Quốc đưa ra các biện pháp hạn chế đi lại, từ đó tạo ra những đòn giáng nặng nề lên ngành hàng không, khách sạn, nhà hàng và trung tâm mua sắm. Đi kèm với đó là sự sụp đổ của lĩnh vực sản xuất khi các dây chuyền lắp ráp “đứng yên bất động” trong lúc người lao động phải ở nhà.
Nhìn lại diễn biến từ Trung Quốc, ta có thể rút ra những bài học bao gồm gấp rút đưa ra các biện pháp để ngăn chặn virus và không được đánh giá thấp tác động về kinh tế từ dịch bệnh. Thế nhưng, trên hết là đứng trông chờ các hoạt động sẽ trở lại bình thường trong thời gian ngắn.
“Thế giới đang nối bước Trung Quốc trong tháng 2/2020”, bà Trinh Nguyen, nhà kinh tế cấp cao tại Natixis, cho hay. “Cú sốc cung-cầu hiện nay lan ra toàn cầu”.
Sau đây là những bài học kinh tế quan trọng dành cho thế giới từ kinh nghiệm của Trung Quốc:
Mọi thứ tệ hơn bạn nghĩ
Hầu như các chuyên gia kinh tế đều không thể nắm bắt đầy đủ tác động từ dịch Covid-19. Kể từ khi đợt giảm dự báo GDP đầu tiên được đưa ra vào cuối tháng 1/2020, những dự báo sau này lại càng tệ hơn khi những kỳ vọng ban đầu về khả năng phục hồi theo hình chữ “V” nhanh chóng tiêu tan.
Dữ liệu trong ngày thứ Hai (16/03) cho thấy cú suy giảm lịch sử về doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp và đầu tư tài sản cố định – vượt xa dự báo của các nhà kinh tế. Nhiều khả năng, các chuyên gia kinh tế sẽ lại giảm dự báo. Macquarie Group dự báo GDP quý 1/2020 của Trung Quốc suy giảm 6% so với cùng kỳ năm trước.
Đâu riêng gì Trung Quốc, hồi giữa tháng 2/2020, các nhà hoạch định chính sách toàn cầu vẫn đưa ra kịch bản cơ sở là kinh tế sẽ hồi phục trở lại.
Hoạt động kinh tế tê liệt trong 2 tháng đầu năm. Nguồn: Bloomberg. |
Chẳng có thời gian để lãng phí
Những động thái phản ứng lúc đầu của Trung Quốc hứng chịu rất nhiều sự chỉ trích khi dường như các cơ quan chức trách tại Vũ Hán không sớm đưa ra lời cảnh báo về dịch bệnh. Đây là một bài học mà các quốc gia khác dường như đã bỏ lỡ, trong đó các chính quyền từ Mỹ cho đến Nhật Bản đều phản ứng rất chậm với đại dịch lần này. Từ đó, dồn các ngân hàng trung ương và bộ tài chính vào thế chân tường và không còn cách nào khác ngoài việc tung ra các gói kích thích dồn dập để giảm thiểu thiệt hại.
“Tôi nghĩ rằng đối với toàn bộ những quốc gia có vài chục ca nhiễm và vài ca nhiễm mới mỗi ngày, chỉ cần 1 tuần mọi thứ cũng đủ làm mọi thứ trở nên trầm trọng”, ông Robert Carnell, Chuyên gia kinh tế trưởng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại ING Groep NV ở Singapore, cho hay.
Sự lây lan của virus corona tại châu Á. Nguồn: Bloomberg |
Dịch vụ và sản xuất
Lĩnh vực dịch vụ ở Trung Quốc bị tác động nặng nề hơn cả sản xuất. Các nhà kinh tế tại Barclays ước tính lĩnh vực dịch vụ giảm khoảng 70% tháng 2/2020 so với cùng kỳ, trước khi tình hình cải thiện và chỉ còn giảm 40-45%. Trong khi đó, hoạt động sản xuất chỉ suy giảm 30-35%.
Doanh số bán lẻ rơi tự do. Nguồn: Bloomberg |
Đình trệ hàng loạt
Vì dịch Covid-19, Trung Quốc đã phong tỏa cả tỉnh Hồ Bắc – một nền kinh tế có quy mô tương đương với Thụy Điển. Đây là nơi sản xuất phốt pho lớn nhất của Trung Quốc và là một trung tâm quan trọng cho ngành xe hơi, trong đó có sự góp mặt của các nhà sản xuất xe hơi nội địa như Dongfeng Motor cùng với các gã khổng lồ toàn cầu như PSA Group và Honda Motor.
Các quốc gia khác cũng đưa ra biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Ở Italy – vốn đang triển khai lệnh phong tỏa toàn quốc, cuộc khủng hoảng làm tê liệt hoạt động kinh doanh tại Lombardy – vốn chiếm 1/5 GDP nước này – và phần còn lại của phía Bắc, vốn là động cơ kinh tế của Italy.
Nguồn: Bloomberg. |
Thị trường
Các cơ quan tài chính ở Bắc Kinh đang hành động nhanh chóng để hỗ trợ thị trường tài chính bằng cách bơm thanh khoản, đồng thời tránh biến động quá mức. Thị trường chứng khoán Trung Quốc nằm trong 20 thị trường lớn nhất thế giới nhưng vẫn chưa rơi vào phạm vi thị trường con gấu.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ không hành động cho đến khi S&P 500 rớt 11% trong 1 tuần duy nhất.
Chứng khoán Trung Quốc. Nguồn: Bloomberg |
Bài học về chính sách tài khóa và tiền tệ
Cho đến nay, Chính phủ Trung Quốc theo đuổi biện pháp chính sách tương đối kỷ lục. Thay vì hỗ trợ cho vay và nới lỏng tiền tệ khổng lồ, Trung Quốc hướng khoản cho vay tới các doanh nghiệp cần vốn. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) bơm vốn vào hệ thống tài chính và cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Về phía tài khóa, Chính phủ phụ thuộc vào cắt gảim thuế và đẩy nhanh chi tiêu cho các dự án cơ sở hạ tầng. Các cơ quan chức trách địa phương được phép bán trái phiếu đặc biệt để chi trả cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, Trung Quốc còn giảm thuế và giảm phí bảo hiểm xã hội cho các công ty bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ đó các công ty tránh phải sa thải nhân viên hàng loạt.
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Nguồn: Bloomberg |
Nguồn Bloomberg
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn