Hủy
Thế giới

Điện Kremlin tăng thuế, ngành năng lượng Nga "thấm đòn"

Hải Miên Thứ Ba | 09/05/2023 11:00

Vào tháng 4, Tổng thống Vladimir Putin đã thay đổi phương pháp đánh thuế các công ty dầu mỏ của Nga. Ảnh: Marta Portocarrero.

Tổng thống Putin tăng thuế nhóm dầu khí sau khi G7 áp trần giá dầu thô Nga.
 

Theo các quan chức từ liên minh phương Tây, mức trần giá, do G7 dẫn đầu áp lên dầu mỏ xuất khẩu từ Nga, đã buộc Điện Kremlin tăng thuế đối với các nhà sản xuất, giáng một đòn mới vào ngành năng lượng vốn đang phải vật lộn với các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Theo một quan chức của Liên minh G7, động thái này có khả năng phản tác dụng vì đánh đổi khả năng đầu tư dài hạn của ngành để thu hẹp khoảng cách trong tài chính của chính phủ.

Vị này cho biết: “Điều đó chắc chắn sẽ phá hoại ngành công nghiệp của họ”.

“Những thay đổi của Nga sẽ cắt giảm năng lực sản xuất trong tương lai của ngành dầu khí Nga bằng cách lấy đi doanh thu mà lẽ ra có thể được sử dụng để đầu tư vào thiết bị, thăm dò và các lĩnh vực hiện có”.

Vào tháng 4, Tổng thống Vladimir Putin đã thay đổi phương pháp đánh thuế các công ty dầu mỏ của Nga, bằng cách đặt ra các khoản thuế dựa trên giá chuẩn quốc tế của dầu thô Brent trừ đi khoản chiết khấu cố định, thay vì giá của Urals, loại dầu thô xuất khẩu chính của nước này, vốn được giao dịch ở mức giá thấp hơn trong những tháng gần đây.

 

Động thái này của Moscow dự kiến thu thêm được đến 600 tỉ Rbs (8 tỉ USD) doanh thu bổ sung và lấp lỗ hổng doanh thu xuất khẩu dầu do các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra.

Trong quý đầu tiên của năm 2023, doanh thu từ thuế dầu khí của Nga đã giảm 45% so với cùng kỳ năm ngoái, bao gồm mức giảm 85% so với cùng kỳ năm ngoái đối với các sản phẩm dầu tinh chế. Quan chức G7 này nói thêm rằng Nga phụ thuộc vào các khoản thu như vậy cho 45% ngân sách của mình.

Quan chức này cho biết: “Sự thay đổi về thuế mà họ đang thực hiện là bằng chứng hiển nhiên cho thấy doanh thu của họ đang bị ảnh hưởng đáng kể”.

Mức giá trần của G7 - được đặt ở mức 60 USD/thùng đối với dầu thô - được đưa ra vào tháng 12 sau nhiều tháng đàm phán nhằm ngăn dầu Nga chảy vào nền kinh tế toàn cầu, giảm thiểu sự gián đoạn đối với thị trường, đồng thời làm giảm doanh thu của Moscow. Các quan chức phương Tây nói rằng mức giá trần này đang đáp ứng cả 2 mục tiêu trong chiến lược nhằm buộc Điện Kremlin phải “lựa chọn khó khăn” về mặt kinh tế nếu tiếp tục tài trợ cho cuộc chiến. Với việc thay đổi thuế, Nga đã tự đánh cắp tương lai của mình để chi trả cho cuộc xung đột “hiện tại”, quan chức của liên minh G7 cho biết.

Theo OilX, một bộ phận tư vấn của Energy Aspects, sản lượng dầu của Nga đã giảm trong tháng trước xuống 10,4 triệu thùng/ngày, phản ánh mối đe dọa cắt giảm sản lượng của Điện Kremlin để đáp lại mức giá trần. Theo OilX, xuất khẩu - chủ yếu sang châu Á - là 4,7 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức trung bình 5 năm. Mặc dù các nước G7 tin rằng mức trần giá của họ đang phát huy khả năng đúng như dự kiến, nhưng dữ liệu hải quan cho thấy các nhà sản xuất dầu của Nga đã đảm bảo mức giá cao hơn cho ít nhất một số mặt hàng xuất khẩu. Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã tính toán vào tháng trước rằng giá bình quân đối với dầu thô xuất khẩu của Nga đã tăng trên mức trần giá 60 USD/thùng trong tháng 4, với một dòng dầu thô ở vùng Viễn Đông được bán trong những tuần gần đây với giá lên tới 74 USD/thùng.

Dầu thô Brent được giao dịch trong tuần này ở mức giá 71,4 USD/thùng, giảm gần 30% so với 1 năm trước.

Các bộ trưởng tài chính G7 và thống đốc ngân hàng trung ương sẽ gặp nhau tại Nhật trong tuần này trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo vào cuối tháng, nơi các biện pháp trừng phạt Nga dự kiến ​​là tâm điểm của các cuộc đàm phán. “Cuộc gặp mặt này sẽ tập trung vào mức giá trần và hiệu quả của nó”, vị quan chức G7 cho biết.

Ông cũng nói thêm các thành viên của liên minh giới hạn giá do G7 dẫn đầu cũng sẽ tăng cường chống gian lận, bao gồm cả việc sử dụng các hành vi lừa đảo để tiếp cận các dịch vụ của liên minh đối với dầu được giao dịch trên mức trần trong giai đoạn tới.

Việc đánh thuế doanh thu bán dầu dựa trên mức chiết khấu so với giá dầu Brent thay vì giá dầu Urals khiến Moscow thừa nhận rằng dầu của Nga sẽ được giao dịch với giá thấp hơn so với thị trường thế giới trong tương lai gần. Quan chức trên cho biết đây là một sự thay đổi lớn đối với Điện Kremlin: ngay cả khi động thái này nhằm mục đích tăng doanh thu cao hơn từ việc bán dầu của Nga trong thời gian ngắn, thì hệ thống thuế mới sẽ là bất lợi sâu sắc đối với chính phủ Nga trước cuộc xung đột.

Phân tích trên cho thấy, trong một kịch bản giả định trong đó dầu của Nga bị đánh thuế dựa trên giá dầu Brent trừ đi mức chiết khấu cố định, thay vì giá dầu Urals trước chiến tranh Ukraine, doanh thu từ dầu mỏ hằng tháng của Điện Kremlin sẽ thấp hơn từ 5-6 tỉ USD.

Có thể bạn quan tâm:

 Lãi suất thực tế của các nền kinh tế lớn trên thế giới

Nguồn FT


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới