Hủy
Thế giới

Hệ thống tài chính và nguy cơ đổ vỡ từ tiền đi vay

Chủ Nhật | 19/05/2013 07:29

Mua sắm tài sản bằng tiền đi vay hay còn gọi là "đòn bẩy" dễ đặt hệ thống tài chính trước nguy cơ đổ vỡ.
 

Liệu chương trình nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương có đẩy các thị trường tài chính tới bờ vực đổ vỡ? Sẽ có giải pháp tốt hơn nếu chúng ta ước lượng được lượng hàng hóa được mua bằng tiền đi vay.

Trong những tháng gần đây, giá cổ phiếu và trái phiếu tăng cao khiến nhiều nhà đầu tư tự hỏi liệu lợi nhuận từ đó có tương xứng với rủi ro tiềm ẩn. Chỉ số Standard & Poor’s 500 đang ở mức cao kỷ lục dù kinh tế phục hồi yếu. Các trái phiếu lãi suất cao thuộc nhóm chỉ số của Bank of America Merrill Lynch cũng chỉ cao hơn 4,4 điểm phần trăm so với nhóm trái phiếu kho bạc Mỹ, gần đạt tới khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 chỉ số kể từ cuối 2007. Vậy đó có phải là một bong bóng?

Để có câu trả lời, cần phải biết cái gì đang kéo giá các loại chứng khoán này lên cao hơn? Nếu giới đầu tư bỏ ra rất ít tiền của họ mà sử dụng chủ yếu là tiền đi vay, còn được biết đến là đòn bẩy, thì đó có thể là tín hiệu của rắc rối.

Ví dụ, khi các bên cho vay cho phép mọi người mua một ngôi nhà trị giá 100.000 USD mà chỉ phải trả tiền mặt 1.000 USD, họ đã trao cho giới đầu cơ một cơ hội lớn để tăng giá vượt quá khả năng của những người muốn mua nhà để ở. Tương tự, nếu ai đó với chỉ 1 triệu USD mà có thể vay đủ tiền để mua 100 triệu USD trái phiếu rủi ro, thì các nhà giao dịch muốn tìm kiếm các khoản lời nhanh chóng có thể sẽ đẩy giá lên các mức bất lợi cho những người muốn xem trái phiếu như một nguồn thu nhập cố định.

Thảm họa tiềm ẩn

Đi vay quá nhiều để đầu tư hoặc mua sắm luôn tiềm ẩn rủi ro.
Đi vay quá nhiều để đầu tư hoặc mua sắm luôn tiềm ẩn rủi ro.

Vay mua sắm khiến toàn bộ hệ thống tài chính dễ đổ vỡ hơn. Những nhà đầu tư chỉ muốn sử dụng tiền của chính mình có thể mất không quá 100% số tiền mà họ bỏ ra. Nhưng ngược lại, một nhà đầu tư sử dụng chỉ 1 triệu USD tiền của mình và 99 triệu USD tiền vay mượn để mua 100 triệu USD chứng khoán có thể bị mất trắng nếu giá giảm chỉ 1%: giá trị mới của khoản đầu tư, ở mức 99 triệu USD, chỉ đủ để trả nợ. Với các mức giảm mạnh hơn có thể sẽ khiến nhà đầu tư phải bán các tài sản khác để trả tiền cho chủ nợ - điều có thể biến những khoản mất mát dường như rất cá nhân này trở thành một thảm họa lan rộng.

Giới chuyên gia kinh tế từng ủng hộ việc các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm hơn đến đòn bẩy và đo lường nó tốt hơn. Trong một bài báo xuất bản năm 2011, John Geanakoplos từ Đại học Yale và Lasse Pedersen từ Đại học New York đề xuất nên xây dựng một loạt chỉ số đòn bẩy.

Trên các thị trường tiêu cho vay tiêu dùng như cho vay mua nhà hay ô tô, chúng sẽ giám sát các khoản chi trả tiền mặt. Còn trên các thị trường thỏa thuận mua lại, nơi các nhà đầu tư dùng chứng khoán làm tài sản đảm bảo để đi vay, chúng sẽ theo dõi các “haircut” (tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị của giấy tờ có giá tại thời điểm định giá và giá thanh toán), để xác định bao nhiêu tiền sẽ được vay dựa trên các loại chứng khoán khác nhau. Dữ liệu về các giao dịch mới sẽ cho thấy cái nhìn cận cảnh về những gì đang điều khiển lực mua hiện tại, trong khi số liệu trung bình các khoản vay cho thấy sự mong manh của thị trường.

Trong một buổi diễn thuyết tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Ben Bernake xem đòn bẩy như là một nhân tố dễ gây tổn thương, bởi khả năng khuyếch đại và lan tỏa các cú sốc tài chính của nó. Fed cũng đã công bố một số thông tin hạn chế về các thỏa thuận mua lại.

Đã gần 6 năm kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính mới nhất nổ ra, chúng ta một lần nữa lại đạt đến điểm mà các biện pháp đòn bẩy mạnh mẽ và minh bạch có thể giúp các nhà hoạch định và giới đầu tư hiểu được thị trường có đang gặp vấn đề hay không. Tạo ra dữ liệu không khó, và các quan chức có đầy đủ quyền lực họ cần trong tay để làm vậy.

Nguồn Bloomberg/Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới