Hủy
Thế giới

Lạm phát Trung Quốc chững bước, nỗi lo giảm phát gia tăng

Mỹ Quyên Thứ Ba | 17/10/2023 16:50

Sạp bán dưa chua tại một chợ địa phương ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Người tiêu dùng Trung Quốc thận trọng hơn trong việc mua sắm vì triển vọng kinh tế ảm đạm và sự yếu kém dai dẳng trong lĩnh vực bất động sản.
 

Giá tiêu dùng của Trung Quốc vẫn mấp mé bờ vực giảm phát vào tháng 9, trong khi Bắc Kinh không ngừng nỗ lực khơi dậy niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư cũng như ổn định thị trường bất động sản đang bị khủng hoảng của nước này.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không thay đổi so với cùng kỳ vào tháng 9, sau khi tăng trưởng dương trở lại vào tháng 8. Số liệu chính thức cho thấy chỉ số giá sản xuất, thước đo giá hàng hóa bán ra của các nhà sản xuất, đã giảm 2,5% so với cùng kỳ trong tháng 9. Cả 2 chỉ số lạm phát đều yếu hơn một chút so với dự báo từ các nhà phân tích được Reuters phỏng vấn. 

Ông Zhiwei Zhang, Nhà kinh tế tại Pinpoint Asset Management, cho biết: “Lạm phát CPI ở mức 0 cho thấy áp lực giảm phát ở Trung Quốc vẫn là rủi ro thực sự đối với nền kinh tế”.

Chỉ số CSI 300 của các cổ phiếu niêm yết ở Thượng Hải và Thâm Quyến đã giảm tới 1,2% sau khi dữ liệu được công bố.

Từ sau đại dịch, Bắc Kinh đã phân bổ ngân sách hỗ trợ cho từng mảng nhất định của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, do nhu cầu đối với mặt hàng từ nước ngoài của sụt giảm sâu và khủng hoảng thanh khoản trong lĩnh vực bất động sản, nước này vẫn đang chật vật vực dậy. Các nhà kinh tế cho rằng niềm tin người tiêu dùng và nhà đầu tư thấp là nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn này và Bắc Kinh nên tăng cường các biện pháp kích thích phù hợp.

CPI của Trung Quốc chững bước trong tháng 9, cho thấy nhu cầu tiêu dùng yếu đi. Ảnh: Financial Times.
CPI của Trung Quốc chững bước trong tháng 9, cho thấy nhu cầu tiêu dùng yếu đi. Ảnh: Financial Times.

Ông Zhang cho biết: “Sự phục hồi của nhu cầu trong nước sẽ không mạnh nếu không có sự thúc đẩy từ các gói hỗ trợ tài chính. Thiệt hại từ sự suy thoái của lĩnh vực bất động sản đối với niềm tin của người tiêu dùng tiếp tục đè nặng lên nhu cầu của hộ gia đình”.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cho rằng nền kinh tế có khả năng phục hồi và đang trên đà đạt được mục tiêu tổng sản phẩm quốc nội chính thức trong năm nay là 5%, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Nước này chuẩn bị công bố số liệu tăng trưởng GDP quý III vào tuần tới.

Ông Heron Lim, Nhà kinh tế học Trung Quốc tại Moody's Analytics, cho biết tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm chủ yếu là do giá thực phẩm và năng lượng giảm. Chỉ số lạm phát cơ bản, ngoại trừ lương thực và năng lượng, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

PPI, thước đo hoạt động sản xuất, đã giảm hàng tháng trong năm qua, nhưng tốc độ giảm trong tháng 9 đã chậm lại một chút so với tháng 8, cho thấy nền kinh tế không hướng tới một đợt giảm phát khác, “nhưng nhu cầu chắc chắn yếu hơn nhiều so với những gì các nhà hoạch định chính sách muốn thấy”, ông Lim nói.

Ông nói thêm rằng, người tiêu dùng Trung Quốc đang trở nên thận trọng hơn trong việc mua sắm vì lo lắng về triển vọng kinh tế ảm đạm và sự yếu kém dai dẳng trong lĩnh vực bất động sản, kéo nhu cầu đi xuống.

Có thể bạn quan tâm:

 Đẩy mạnh năng lượng tái tạo, ai là người chịu thiệt?

Nguồn FT


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới