Hủy
Thế giới

Những cuộc khủng hoảng định hình nền tài chính hiện đại

Chủ Nhật | 13/04/2014 08:08

 
 
Đây là phần đầu tiên trong báo cáo đặc biệt của The Economist mang tên "A history of finance in five crises", đề cập đến lịch sử nền tài chính hiện đại qua 5 cuộc khủng hoảng quan trọng nhất.

Hai xu hướng chính của nền tài chính hiện đại: bắt đầu bằng những thứ không được xây dựng cẩn thận dân đến đổ vỡ và sau đó, để lại những đặc trưng khó có thể thay đổi thời hậu khủng hoảng.
Hai xu hướng chính của nền tài chính hiện đại: bắt đầu bằng những thứ không được xây dựng cẩn thận dẫn đến đổ vỡ và sau đó, để lại những đặc trưng khó có thể thay đổi thời hậu khủng hoảng.

Tài chính không đơn thuần là dễ bị khủng hoảng, mà tài chính được định hình bởi chính những cuộc khủng hoảng ấy. Năm cuộc khủng hoảng lịch sử cho thấy, các khía cạnh của hệ thống tài chính hiện nay đã bắt nguồn như thế nào, đồng thời cũng cung cấp những bài học cho các nhà quản lý trong thời đại hậu khủng hoảng ngày nay.

Phát minh vĩ đại nhất của nhân loại là gì? Nếu yêu cầu mọi người trả lời câu hỏi này thì sự lựa chọn của họ sẽ là những công nghệ đang phổ biến như in ấn hoặc năng lượng điện. Họ không thể nghĩ ra một điều đổi mới thực sự quan trọng, đó là hợp đồng tài chính.

Thứ bị khắp nơi ghét bỏ và thường bị xem là không đàng hoàng lại đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của con người trong ít nhất 7000 năm.

Về bản chất cốt lõi, tài chính chỉ thực hiện hai điều đơn giản.

Một mặt, tài chính có thể hoạt động tựa như một cỗ máy thời gian kinh tế, bằng cách cho phép những người tiết kiệm chuyển thặng dư thu nhập của họ từ hiện tại sang tương lai hoặc ngược lại, giúp những người đi vay kiếm được số tiền (mà đáng lẽ phải trong tương lai họ mới có được) ngay trong hiện tại.

Mặt khác, tài chính cũng có thể hoạt động như một mạng lưới an toàn, bảo hiểm cho những rủi ro như lũ lụt, hỏa hoạn hay bệnh tật.

Bằng cách cung cấp hai loại dịch vụ trên, một hệ thống tài chính khéo léo có thể làm giảm bớt đi những thăng trầm biến động nhất trong cuộc đời và biến một thế giới vốn không chắc chắn trở nên có thể dự đoán hơn.

Hơn nữa, nền tài chính còn là động cơ của tăng trưởng do các nhà đầu tư luôn tìm kiếm nguồn nhân lực và các công ty có ý tưởng tuyệt vời nhất.

Tuy nhiên, nền tài chính cũng có thể trở nên đáng sợ. Đó là khi bong bóng nổ tung và thị trường sụp đổ, những bản kế hoạch với tầm nhìn nhiều năm hướng tới tương lai có thể bị phá hủy. Ngay cả khi cuộc khủng hoảng 2008 lắng xuống, những gì nó để lại vẫn là nợ và thất nghiệp. Vậy câu hỏi có giá trị là liệu việc làm đúng có phải là ủng hộ những gì tốt và loại bỏ những gì có hại cho nền tài chính?

Lịch sử là một nơi tốt để tìm ra câu trả lời. Năm cuộc khủng hoảng tàn phá nền tài chính: bắt đầu từ sự sụp đổ đầu tiên của Mỹ năm 1792 và kết thúc bằng cuộc đại khủng hoảng lớn nhất thế giới năm 1929, làm nổi bật lên hai xu hướng lớn trong sự phát triển của nền tài chính.

Xu hướng đầu tiên xuất phát từ sự ra đời của những tổ chức nhằm nâng cao đời sống kinh tế của con người, chẳng hạn như các ngân hàng trung ương, dịch vụ bảo hiểm tiền gửi và thị trường chứng khoán. Đó không phải là những sản phẩm được thiết kế cẩn thận trong một khoảng thời gian yên tĩnh, mà được lát cùng nhau ở tầng dưới cùng của vách đá tài chính. Thường thì những gì bắt đầu bước ra từ hậu khủng hoảng lại trở thành đặc trưng lâu dài trong hệ thống tài chính. Và nếu lịch sử là một bài học và một sự chỉ dẫn nào đó thì việc ra quyết định giờ đây sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều thập kỷ trước.

Điều này làm cho xu hướng thứ hai trở nên rắc rối hơn. Cách ứng phó với một cuộc khủng hoảng thường đi theo một kiểu quen thuộc. Đầu tiên là việc quy trách nhiệm. Các bộ phận mới trong hệ thống tài chính chịu sự nói xấu, một loại hình mới của ngân hàng, nhà đầu tư hoặc những tài sản được xác định là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng sau đó sẽ bị cấm hoặc bị luật lệ điều chỉnh để không còn tồn tại được nữa. Và cuối cùng kết thúc bằng sự cố thủ xung quanh luận điểm ủng hộ công khai cho thị trường tư nhân, trong khi phần còn lại của thị trường tài chính được xem là thiết yếu thì sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn nữa từ phía nhà nước. Đây là một cách tiếp cận có vẻ hợp lý và làm cho người ta yên tâm.

Nhưng thực ra, nó lại đang phá hủy đi hệ thống tài chính một cách từ từ.

Walter Bagehot, biên tập viên của The Economist vào khoảng thời gian giữa những năm 1860-1877 cho rằng, cơn hoảng loạn tài chính đã xảy ra khi dòng vốn "tư bản mù" của khu vực công lũ lượt chảy vào những khoản đầu tư mang tính đầu cơ thiếu khôn ngoan. Tuy nhiên, những cải cách với thiện chí tốt lại càng làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Bagehot đã lo lắng về tầm nhìn của người Anh khi gắn chặt các ngân hàng Iceland với đồng bảng Anh với nhận thức rằng 35.000 bảng Anh tiền gửi luôn an toàn nhờ được bảo hiểm bởi nhà nước. Nhưng trên thực tế, các nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể dựa vào chính nhà nước để làm cho Bagehot phải nổi giận.

Năm cuộc khủng hoảng được đề cập trong báo cáo này sẽ tiết lộ những người khổng lồ của nền tài chính hiện đại như Sàn giao dịch chứng khoán New York, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, những ngân hàng khổng lồ của Vương Quốc Anh, thực sự đã đến từ đâu? Đồng thời các bài học lịch sử từ năm cuộc khủng hoảng cũng nhấn mạnh cách thức mà nhiều cải cách liên tiếp có xu hướng ngăn cách các nhà đầu tư ra khỏi rủi ro và qua đó, cung cấp cho các nhà quản lý và hoạch định những bài học lớn trong thời đại hậu khủng hoảng hiện nay.

Đón đọc phần tiếp theo: .

Nguồn Gafin-NCDT/The Economist


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới