Hủy
Thế giới

Ông Abe và kế hoạch làm nước Nhật vĩ đại trở lại

Bá Ước Thứ Hai | 22/10/2018 15:12

Nước Nhật là một đồng minh của Mỹ nhưng cũng là nước cổ súy cho thương mại tự do đã gặp rất nhiều khó khăn vì nước Mỹ của ông Trump...
 

TPP không nước Mỹ không vấn đề

Các đối thủ đã đánh giá thấp ông Shinzo Abe, đương kim Thủ tướng Nhật. Họ không hiểu ông Abe đã đứng dậy vào năm 2012 như thế nào sau khi trải qua thời gian ngắn ngủi làm Thủ tướng trong 2006-2007. Hoặc làm thế nào ông vẫn vững vàng sau nhiều bê bối trong nhiệm kỳ thứ 2, vốn hiện đã được 6 năm. Tuy nhiên, lịch sử có thể cho thấy người đánh giá thấp nhất là ông Donald Trump, Tổng thống Mỹ.

Hiện tại, ông Abe cho thấy năng lực lớn của mình với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Và ông Trump đã đi sau một khoảng cách khá xa. Vị Tổng thống vốn luôn tự nhận mình là "Nhà thương lượng đại tài" đã tụt lại phía sau, hồi tháng 1.2017, rằng ông đã hủy hoại thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử. Kể từ đó, ông Trump đã cố gắng uốn nắn các đối tác thương mại vào các hiệp ước song phương.

Với sự đổ bể của TPP bản gốc, ông Abe đã tiến hành kế hoạch B và C, và một kế hoạch D có thể xem như một bức tường chống lại chủ nghĩa bảo hộ mà ông Trump làm đại diện.

Kế hoạch B đã hồi sinh TPP với 10 thành viên còn lại. TPP không có Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á, không có cơ hội. Ban đầu, khi Trump từ bỏ, Abe gọi TPP là "vô nghĩa". Ông khôn ngoan xem xét lại, và quyết định rằng Abenomics, một kế hoạch hồi sinh nền kinh tế, cần được cải cách lớn. Tăng tính cạnh tranh chính xác là những gì hệ thống công nghiệp cứng nhắc của Nhật cần. Tuần trước, Úc đã cùng với Nhật, Mexico và Singapore phê chuẩn TPP.

Ong Abe va ke hoach lam nuoc Nhat vi dai tro lai
 

Tiếp theo, kế hoạch C: một thỏa thuận thương mại tự do toàn diện với Liên minh châu Âu, giúp loại bỏ các khoản phí khoảng 1,2 tỷ USD mà Nhật Bản và 28 nền kinh tế châu Âu phải chịu trong một năm.

Chiến thắng vượt trội của Abe sẽ là Kế hoạch D: mở rộng TPP theo cách mời gọi những nền kinh tế làm tăng quy mô nền kinh tế của TPP về tổng thể, lên bằng với quy mô ban đầu của nó, khi đó có Mỹ.

Hàn Quốc, Indonesia, Philippines và Ấn Độ đều là những mục tiêu xứng đáng. Ở đây, ông Abe có thể đóng vai trò xúc tác, tăng thêm sức sống cho Abenomics, làm gia tăng tầm ảnh hưởng của nước Nhật trên toàn thế giới.

Thoát ra cái bóng của Mỹ

Kỹ năng hành động của Abe sẽ bị thử thách. Ông Trump muốn ông Abe tham gia vào một thỏa thuận song phương và Nhật luôn là một đồng minh của Mỹ tại châu Á. Ông Abe có thể bắt đầu bằng cách vận động hành lang Hàn Quốc và Indonesia để 2 nước này tham gia vào quỹ đạo TPP. Hiện tại, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Indonesia Joko Widodo có thể cởi mở hơn và dễ bi thuyết phục hơn nhiều nhà đầu tư toàn cầu nghĩ.

Ấn Độ sẽ là một đối tác siêu lớn. Với nhân khẩu học của Ấn Độ, không có gì đáng ngạc nhiên khi các biểu tượng của Nhật từ Mizuho Securities đến Mitsubishi Corp., SoftBank và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật sẽ giúp ích cho các cải cách của đương kim thủ thường Narendra Modi. Ông Modi có thể khai thác TPP như một phương tiện để mở các lĩnh vực như bán lẻ và giáo dục.

Ong Abe va ke hoach lam nuoc Nhat vi dai tro lai
 

Tuy nhiên, điều này, chắc chắn, dẫn đến một cuộc thảo luận về việc kéo Trung Quốc gia nhập khối. Thật là một ý nghĩ điên rồ.

Bản thân ông Barack Obama, người tiền nhiệm của Trump, người đã góp phần sáng tạo ra TPP, đã xem xét về những tác động của việc đưa quốc gia đông dân nhất vào khối.

Về cốt lõi, TPP hiện là đối trọng với sự thống trị của Trung Quốc. Nhưng cuối cùng TPP cũng có thể dẫn Trung Quốc gia nhập khối.

Bắc Kinh có thể lách các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tuy vậy, TPP lại đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe. Chúng bao gồm điều khoản buộc Bắc Kinh phải tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, điều vốn là gốc rễ của rất nhiều tranh chấp toàn cầu.

Tính đến thời điểm hiện tại, TPP phiên bản hồi sinh có quy mô thương mại lên đến 10 nghìn tỷ USD - hoặc 15% thương mại toàn cầu. Trong thời đại Trump, điều quan trọng hơn kích thước và sức mạnh. Với Hàn Quốc, Ấn Độ và Indonesia, tổng sản phẩm quốc nội của TPP sẽ tăng 4,9 nghìn tỷ USD mỗi năm.

Tham vọng về một TPP lớn hơn, các thành viên lớn hơn có thể đẩy lùi các chính sách ngược dòng của ôngTrump và lôi kéo các thành viên mới khác. Nó có thể kết thúc những ngày tháng tươi đẹp giữa ông Abe và ông Trump. Nhưng việc nhẫn nhịn với ông Trump cũng chưa chắc đem lại kết quả tốt. Phát triển TPP sẽ gia tăng sức mạnh của Tokyo như một nhà lãnh đạo kinh tế và tạo cho Abenomics một nền tảng để thành công hơn.

Nguồn Nikkei Asian Review


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới