Hủy
Thế giới

Singapore sẽ ra sao khi vắng bóng Lý Quang Diệu?

Thứ Hai | 23/03/2015 14:58

Lý Quang Diệu đã ra đi, để lại cho Singapore sự thịnh vượng và trật tự, tuy nhiên sự bền vững của những “di sản” này vẫn là một câu hỏi khó
 

Lịch sử sẽ còn tiếp tục có thêm những trang mới, nhưng nhiều người vẫn tự hỏi, trong số tất cả những nguyên thủ quốc gia, liệu có một ai có thể để lại một di sản huyền thoại cho thế giới như Lý Quang Diệu sau khi đã vĩnh biệt cõi đời.

 Trong thời đại của những chính khách nhỏ bé, chúng ta phải thừa nhận sự ra đi của những người khổng lồ. Mặc dù chỉ điều hành một quốc đảo nhỏ bé, Lý Quang Diệu đã sánh vai cùng với người khổng lồ Đặng Tiểu Bình Trung Quốc đứng trong danh sách những người quan trọng nhất trong 50 năm qua ở châu Á.

Hai người đàn ông - một người cao lớn, dòng dõi quý tộc của một gia đình thương gia Hakka và 1 nhà cách mạng nhỏ bé của Trung Quốc – đã có những quan điểm rất khác nhau nhưng có cùng nét thực tế và chiến lược điều hành thiên tài mà sau này đã được vô vàn quốc gia học tập làm theo.

Hôm nay, 23/3/2015, Lý Quang Diệu – người cha già của đảo quốc Singapore nhỏ bé đã chính thức “ngừng suy nghĩ” nhưng những điều ông làm vẫn hiển hiện hình bóng trên khắp lục địa, trong hành trình đô thị hóa nhanh chóng và sức mạnh kinh tế trỗi dậy.

Có thể nói, Lý Quang Diệu là người đầu tiên đưa ra những phương thức tiếp cận kinh tế châu Á cấp tiến, kết hợp nền kinh tế do nhà nước chỉ đạo với tư bản chủ nghĩa hiện đại.

Lý Quang Diệu đã ra đi, để lại cho Singapore sự thịnh vượng và trật tự, tuy nhiên sự bền vững của những “di sản” này vẫn là một câu hỏi khó. Ở một khía cạnh nào đó, điều này phản ánh chế độ kỹ trị của nước Cộng hòa. Lý Quang Diệu có thể là "cha đẻ" của Singapore, nhưng ông không để lại được một hệ thống tín ngưỡng có thể kết nối người dân lại với nhau theo cách của George Washington & co. tại Hoa Kỳ. Ông được tôn kính đơn giản vì những chính sách kinh tế hiệu quả.

Bất chấp những nỗ lực của chính phủ để thúc đẩy xây dựng bản sắc văn hóa, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy một nửa số người Singapore thờ ơ với công dân của họ miễn là sự giàu có của họ có thể được duy trì. Những yếu tố ổn định của xã hội như tôn giáo và gia đình, cũng đã bị suy yếu bởi sự vội vàng của cựu ngoại trưởng S. Rajaratnam mang tên "chủ nghĩa vì tiền bạc”.

Sự trống trải trong đời sống tín ngưỡng này đã thể hiện ở một nghiên cứu: người dân của quốc gia giàu có này lại nằm trong danh sách những người bi quan nhất thế giới, cùng với các quốc gia khắc khổ khác như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Cyprus, Slovenia và Haiti.

Vì vậy, ngay cả khi Singapore thịnh vượng, người dân ngày vẫn có nhiều bất mãn và sự hỗ trợ của PAP suy giảm đến mức thấp nhất kể từ khi độc lập. Chán ngấy với sự kiểm soát của chính phủ và chi phí ngày càng cao của cuộc sống, nhiều người Singapore đang cân nhắc chuyển đến nơi khác. Trong số dân cư ít ỏi của đảo quốc, khoảng 300.000 người đã chọn sống tại nước ngoài (gần 10% dân số). Theo một khảo sát gần đây, một nửa người dân Singapore chọn được sống tại nước ngoài nếu họ có đủ khả năng.

Thiên đường do cố Thủ tướng tạo ra cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các thành phố của Trung Quốc như Thượng Hải và Bắc Kinh. Các công ty nước ngoài từng hoạt động tại Singapore giờ cảm thấy áp lực để xác định vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của châu Á. Trước đây châu Á chỉ có vài nơi phát triển về công nghệ tiên tiến và dịch vụ; còn bây giờ thì nhiều hơn. Riêng Trung Quốc có 13 thành phố lớn hơn Singapore, rất nhiều trong số đó có cơ sở hạ tầng hiện đại và lực lượng lao động giá rẻ hấp dẫn.

Ngoài ra còn có bất đồng quan điểm về những chính sách của PAP. Một đề xuất đặc biệt để tăng dân số quốc gia từ 5 triệu đến khoảng 7 triệu vào năm 2030, chủ yếu thông qua nhập cư đã được thông qua. Để đáp ứng nhu cầu nơi ở cho số dân này, các nhà quy hoạch đã đề nghị xây dựng một thành phố ngầm rộng lớn với những trung tâm mua sắm, không gian công cộng, liên kết cho người đi bộ và đi xe đạp đường.

Thành phố cũng đã trở nên phụ thuộc nhiều vào lao động nhập khẩu, không có gì ngạc nhiên tại một quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Nhiều người Singapore cảm thấy dòng chảy của nước ngoài đang biến họ thành những người xa lạ trong thành phố. Năm 1980, hơn 90% dân cư là người dân. Ngày nay, tỷ lệ là 63% và đến năm 2030, nếu kế hoạch nhập cư của chính phủ được thực hiện, người nước ngoài sẽ đông hơn người bản xứ.

Tuy nhiên, bất chấp những vấn đề này, những thành tựu của Lý Quang Diệu là không thể phủ nhận. Năm 1965, trong tay ông là một thành phố khắc khổ, tách biệt và sau đó để lại một viên ngọc. Lịch sử sẽ còn tiếp tục có thêm những trang mới, nhưng nhiều người vẫn tự hỏi, trong số tất cả những nguyên thủ quốc gia, liệu có một ai có thể để lại một di sản huyền thoại cho thế giới như Lý Quang Diệu sau khi đã vĩnh biệt cõi đời.

Nguồn An Ninh Tiền Tệ


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới