Hủy
Thế giới

Sri Lanka đứng trước bờ vỡ nợ vì COVID

Bảo Hân Thứ Tư | 05/01/2022 15:55

Ảnh: The Guardian

Nửa triệu người đã chìm trong nghèo đói kể từ khi đại dịch xảy ra, giá cả không ngừng tăng, lương thực bị cắt giảm.
 

Sri Lanka đang ngày càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính và nhân đạo, không khỏi lo ngại về nguy cơ phá sản vào năm 2022 khi lạm phát tăng lên mức kỷ lục, giá lương thực nhảy vọt còn kho bạc thì cạn kiệt.

Một người bán gạo tại Pettah, một trung tâm thương mại ở Colombo, Sri Lanka. Quân đội đã được trao quyền kiểm soát giá các mặt hàng thiết yếu như gạo. Ảnh: Chamila Karunarathne / EPA
Một người bán gạo tại Pettah, một trung tâm thương mại ở Colombo, Sri Lanka. Quân đội đã được trao quyền kiểm soát giá các mặt hàng thiết yếu như gạo. Ảnh: Chamila Karunarathne / EPA

Chính phủ do tổng thống Gotabaya Rajapaksa đứng đầu đang trải qua cuộc khủng hoảng một phần là do tác động tức thời của đại dịch COVID cũng như những thất thoát trong ngành du lịch. Thêm vào đó, chi tiêu chính phủ cao mà thuế lại giảm như thể hút cạn nguồn thu của nhà nước, các khoản nợ lớn phải trả cho Trung Quốc và dự trữ ngoại hối ở mức thấp nhất trong một thập kỷ. Trong khi đó, lạm phát đã tăng bởi chính phủ in thêm tiền để trả các khoản vay trong nước và trái phiếu nước ngoài.

Lạm phát đạt mức cao kỷ lục 11,1% vào tháng 11 và giá cả leo thang đã khiến những người trước đây khá giả phải vật lộn để nuôi sống gia đình, trong khi nhiều người còn không có khả năng chi trả cho những mặt hàng thiết yếu. Sau khi tổng thống Rajapaksa tuyên bố Sri Lanka đang trong tình trạng kinh tế đáng báo động, quân đội đã được trao quyền để đảm bảo các mặt hàng thiết yếu, bao gồm gạo và đường, được bán với giá chính phủ ấn định - nhưng việc này không đủ để xoa dịu nỗi đau của người dân.

Một người đàn ông trả tiền mua rau tại chợ ở Colombo. Giá cả leo thang đã khiến những người trước đây khá giả phải vật lộn để nuôi sống gia đình của họ. Ảnh: Allison Joyce / Getty Images
Một người đàn ông trả tiền mua rau tại chợ ở Colombo. Giá cả leo thang đã khiến những người trước đây khá giả phải vật lộn để nuôi sống gia đình họ. Ảnh: Allison Joyce / Getty Images

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, mất việc làm và nguồn thu ngoại quốc  đến từ du lịch là thiệt hại đáng kể, vì khoản trên vốn thường đóng góp hơn 10% GDP, điều này cũng đồng nghĩa với việc hơn 200.000 người mất kế sinh nhai trong lĩnh vực du lịch và lữ hành.

Tình hình trở nên tồi tệ đến mức cứ bốn người Sri Lanka trong hàng dài người đứng trước văn phòng hộ chiếu, thì có một người nói rằng họ muốn rời khỏi đất nước, chủ yếu là tầng lớp thanh niên và có học. Đối với những công dân lớn tuổi, sự kiện này gợi nhớ đến đầu những năm 1970 khi việc kiểm soát nhập khẩu và sản lượng thấp trong nước gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng bánh mì, sữa, gạo và hàng hóa cơ bản.Cựu phó thống đốc ngân hàng trung ương WA Wijewardena cảnh báo cuộc đấu tranh của người dân sẽ làm khủng hoảng tài chính trầm trọng thêm, từ đó khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn. 

Một trong những vấn đề cấp bách nhất đối với Sri Lanka là gánh nợ nước ngoài khổng lồ, đặc biệt là với Trung Quốc. Nước này nợ Trung Quốc hơn 5 tỉ USD và năm ngoái đã vay thêm 1 tỉ USD từ Bắc Kinh để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính khẩn đang được trả dần.

Trong 12 tháng tới, đối với chính phủ và khu vực tư nhân, Sri Lanka sẽ phải hoàn trả các khoản vay trong và ngoài nước ước tính 7,3 tỉ USD, bao gồm khoản hoàn trả 500 triệu USD trái phiếu quốc tế vào tháng Giêng. Tuy nhiên, tính đến tháng 11, dự trữ ngoại tệ chỉ có sẵn 1,6 tỉ USD.

Bộ trưởng Chính phủ Ramesh Pathirana cho biết họ hy vọng sẽ giải quyết các khoản nợ dầu trong quá khứ với Iran bằng cách thanh toán bằng trà, gửi cho họ lượng trà trị giá 5 triệu USD mỗi tháng để “tiết kiệm tiền”.

Nghị sĩ đối lập kiêm nhà kinh tế Harsha de Silva gần đây đã nói với quốc hội rằng vào tháng 1 năm sau, dự trữ ngoại tệ sẽ âm 437 triệu USD, trong khi từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2022, tổng nợ dịch vụ nước ngoài sẽ là 4,8 tỉ USD. Đất nước sẽ hoàn toàn phá sản.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ajith Nivard Cabraal đã công khai đảm bảo rằng Sri Lanka có thể trả các khoản nợ của liền mạch nhưng ông Wijewardena cho biết nước này có nguy cơ vỡ nợ rất lớn, dễ dẫn đến hậu quả kinh tế thảm khốc.

Vào tháng 5, một quyết định của chính phủ về việc cấm tất cả phân bón và thuốc trừ sâu đã buộc nông dân phải sử dụng sản phẩm hữu cơ mà không được cảnh báo trước. Ảnh: Eranga Jayawardena / AP
Quyết định của chính phủ về việc cấm tất cả phân bón và thuốc trừ sâu đã buộc nông dân phải sử dụng sản phẩm hữu cơ. Ảnh: Eranga Jayawardena / AP.

Trong khi đó, vào tháng 5, quyết định đột ngột của ông Rajapaksa về việc cấm tất cả phân bón và thuốc trừ sâu, buộc nông dân sử dụng sản phẩm hữu cơ, điều này khiến một cộng đồng nông nghiệp thịnh vượng trước đây phải điêu đứng. Những người nông dân không có cách nào để tạo ra cây trồng khỏe mạnh hoặc chống lại cỏ dại và côn trùng. Nhiều người lo sợ thua lỗ đã quyết định không trồng trọt, làm tăng thêm tình trạng thiếu lương thực ở Sri Lanka.

Chính phủ đã có một bước ngoặt đáng kể vào cuối tháng 10 và nông dân hiện đang phải vật lộn để trang trải chi phí cao của phân bón nhập khẩu mà không có sự trợ giúp nào.

Trong một nỗ lực để giảm thiểu vấn đề, ngăn chặn các chính sách khó khăn không mấy gì được ưa chuộng, chính phủ đã sử dụng các biện pháp cứu trợ tạm thời, chẳng hạn như thay hạn mức tín dụng để nhập khẩu thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu từ đồng minh láng giềng là Ấn Độ, cũng như hoán đổi tiền tệ từ Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh và các khoản vay để mua xăng dầu từ Oman. Tuy nhiên, những khoản vay này chỉ mang lại hiệu quả cứu trợ ngắn hạn và phải trả lại nhanh chóng với lãi suất cao, làm tăng thêm gánh nặng nợ nần của Sri Lanka.

Có thể bạn quan tâm:

Những thách thức lớn của Trung Quốc năm 2022

Nguồn The Guardian


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới