Hủy
Thế giới

Stephen Jory: Kẻ làm tiền giả vĩ đại nhất nước Anh

Thứ Hai | 21/01/2013 17:12

Tiền giả do Stephen Jory làm có thể qua mắt máy soi tiền bằng tia cực tím hiện đại nhất lúc bấy giờ nên dễ lọt vào hệ thống ngân hàng Anh.
 

Stephen Jory sinh ngày 24/11/1949, từng lập gia đình (một con trai, một con gái); mất tại Stow cum Quy, Cambridgeshire vào tháng 5/2006. Ông được mệnh danh là kẻ làm tiền giả siêu hạng của nước Anh, đồng thời là một nhà văn đặc biệt rất có "hoa tay" trong các lĩnh vực đòi hỏi kỹ nghệ. Sinh ra tại Hackney nhưng lớn lên ở phía Bắc London, Stephen Jory có một cuộc sống trôi dạt, tiếp xúc với giới tội phạm.

Trong giai đoạn còn là học sinh, Jory đã thực hiện vài vụ trộm cắp vặt, sớm nằm trong "sổ đen" của cảnh sát, thuộc diện tội phạm vị thành niên. Sau khi rời khỏi trường học ngữ văn của Owen ở Islington, Jory đã lựa chọn cách kiếm tiền bằng con đường phạm tội.

Sử dụng phương pháp tiếp cận kinh doanh bất hợp pháp, Stephen Jory đã nổi tiếng trong những năm 1970 như là một nhà tiên phong của ngành công nghiệp nước hoa giả ở Anh. Jory đã tổ chức đóng chai, đóng gói nước hoa Chanel No.5 (sản phẩm nổi tiếng nhất lúc đó) giả trong các nhà máy được xây dựng bí mật xung quanh ngoại ô London, sau đó phân phối chúng.

Jory thực hiện bằng cách hối lộ những người làm nước hoa hàng đầu lấy các công thức chiết xuất nhằm cho ra một số mùi hương nổi tiếng nhất của thế giới; tạo điều kiện cho "đội quân làm giả" của Jory sản xuất khoảng 5 triệu chai nước hoa giả.

Công việc của Jory thực sự thành công, thậm chí đã thiết lập một nhà máy ở Acapulco ở Mexico và được biết đến như một doanh nhân thành đạt trong xã hội. Không những vậy, vào năm 1979, Jory và một người bạn đã tạo ra một vụ tai nạn giả mạo, màn kịch "giải cứu" người bạn bị chết đuối đã đem lại cho Jory giấy chứng nhận lòng dũng cảm của Nữ hoàng Anh.

Jory đã mua một máy in và lập một xưởng in trong gara của một ngôi nhà lớn ở ngoại ô nước Anh và bắt đầu nghiên cứu, thử nghiệm chế tạo với đồng 20 Bảng Anh.
Jory đã mua một máy in và lập một xưởng in trong gara của một ngôi nhà lớn ở ngoại ô nước Anh và bắt đầu nghiên cứu, thử nghiệm chế tạo với đồng 20 bảng Anh.

Tuy vậy, "vận son" của Jory không kéo dài được lâu, năm 1985, Jory bị bỏ tù vì tội làm giả nước hoa. Như những gì mà báo chí vào thời điểm đó mô tả với tiêu đề "Kiếm 300 triệu bảng từ nước hoa giả" đã gây chấn động cả thế giới. Trong thời gian ở tù, Jory đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tay "Suppergrass".

Nhà tù dường như không trấn áp được bản chất tội phạm của Jory. Sau khi ra tù, Stephen Jory chuyển hướng "kinh doanh" và tư duy kiếm tiền, làm ra tiền theo đúng nghĩa đen. Jory đã mua một máy in và lập một xưởng in trong gara của một ngôi nhà lớn ở ngoại ô nước Anh và bắt đầu nghiên cứu, thử nghiệm chế tạo với đồng 20 bảng Anh.

Thời gian đầu, Jory thực sự gặp vấn đề với phần in chìm của đồng tiền 20 bảng. Nhưng rồi mọi chuyện đã sớm được giải quyết và các hoạt động thành công ngoài mong đợi. Stephen Jory đã cùng đồng bọn bắt đầu tiêu số tiền giả đầu tiên, khiến chúng tràn ngập nước Anh. Thậm chí, đồng 20 bảng giả còn qua mắt được máy soi tiền bằng tia cực tím hiện đại nhất lúc bấy giờ nên cũng dễ hiểu khi chúng qua được cửa của hệ thống ngân hàng Anh một cách dễ dàng.

Năm 1998, cảnh sát mới bắt được băng đảng Jory, mà người ta gọi chúng là "Bọn bất lương đồi oải hương". Mặc dù, Jory thừa nhận đã cầm đầu và sản xuất 50 triệu Bảng Anh giả, loại mệnh giá 20 Bảng, tang vật thu giữ được cũng chứng minh điều đó, nhưng con số thực tế có thể cao hơn nhiều. Bởi số tiền "tự do" trôi nổi trên thị trường và số đã được "phân phối" lại qua hệ thống ngân hàng Anh vẫn chưa được thu hồi hết.

Sau khi giam giữ được Stephen Jory, Ngân hàng Anh đã buộc phải thay đổi thiết kế của tờ 20 Bảng Anh, tăng thêm tính năng bảo mật để tránh những "đệ tử" của Jory sau này bắt chước.

Trong khi tạm giam tại HMP Winchester, Jory bắt đầu viết một cuốn tự truyện "Funny Money" đã được xuất bản lần đầu tiên năm 2002 và xuất bản lần hai năm 2005: câu chuyện có thật về vòng tròn tiền giả, quyền lực của nó ảnh hưởng như thế nào trên thế giới.

Trước lúc mất, Stephen Jory đã viết cuốn tiểu thuyết "Kẻ cắp hương thơm", khai thác về đề tài nước hoa giả và sau này trở thành kịch bản cho bộ phim mà trong đó có khai thác thêm nội dung của cuốn sách "Funny Money". Stephen trải qua cuộc đời như là một kẻ giả mạo đáng yêu, mặc dù thường sống bên ngoài vòng pháp luật nhưng luôn có cá tính của riêng mình. Ngay cả, những nhân viên cảnh sát đã tiếp xúc với Jory cũng dành một sự khâm phục với "khả năng" của Jory. Mặc dù, "khả năng" đó được tôn trọng một cách khiên cưỡng.

Nguồn Thời báo Ngân hàng


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới