Trận mưa lớn nhất Trung Quốc trong 1.000 năm, dẫn đến lũ lụt kinh hoàng
Ô tô xếp chồng lên nhau tại lối vào của một đường hầm sau lũ lụt ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Trung Quốc thường xuyên chứng kiến lũ lụt nghiêm trọng hàng năm, gây thiệt hại về người và của. Tuy nhiên, tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã khiến lũ lụt tại nước này trở nên “khủng khiếp” hơn.
Theo SCMP, hình ảnh kinh hoàng về những chiếc ô tô bị lật và những người bị mắc kẹt trong tàu điện ngầm và đường phố ngập lụt ở Trung Quốc đã tràn ngập trên mạng xã hội trong 3 ngày qua.
Nhiều người đi lại trong làn nước sâu tới cổ bên trong một tuyến tàu điện ngầm ở thành phố Trịnh Châu, nơi có dân số hơn 1,2 triệu người, khi họ chờ lực lượng cứu hộ đến. Ảnh: AFP. |
Tính đến nay, có ít nhất 25 người, bao gồm 12 hành khách đi tàu điện ngầm, đã thiệt mạng trong trận mưa như trút nước lớn nhất trong 1.000 năm qua tại tỉnh Hà Nam, miền Trung, Trung Quốc. Thủ phủ Trịnh Châu của tỉnh này đã ghi nhận lượng mưa 617,1 mm từ ngày 17-20.7, gần bằng lượng mưa trung bình hàng năm ở thành phố này (khoảng 640,8 mm).
1,24 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và có tới 1.60.000 người phải sơ tán. Khi các nhà khí tượng học Trung Quốc dự đoán sẽ có nhiều mưa trên khắp tỉnh Hà Nam, Chủ tịch Tập Cận Bình đã triển khai tới 5.700 binh sĩ nước này đến thành phố Trịnh Châu, cách Bắc Kinh gần 650 km về phía tây nam, để tìm kiếm và cứu nạn.
Các nhân viên cứu hỏa đã giải cứu 150 trẻ em và nhân viên từ một trường học ở thành phố Trịnh Châu. Hiện, các bệnh viện và trường học bị cắt điện, các thư viện, rạp chiếu phim và bảo tàng cũng biến thành nơi trú ẩn cho những người mắc kẹt trong cơn mưa xối xả.
Bệnh viện trực thuộc số 1 Trịnh Châu, bệnh viện lớn nhất thành phố với hơn 7.000 giường bệnh, đã mất điện toàn bộ, khiến các quan chức phải sắp xếp vận chuyển gần 600 bệnh nhân nặng.
Lượng mưa đã làm cho tình hình kiểm soát lũ lụt trở nên khó khăn, khi mực nước ở mức báo động trên các sông và thiệt hại cho các đập. Trong khi các đoạn đường sắt bị đình chỉ, một số chuyến bay cũng bị hủy.
Trận mưa như trút nước đã làm một số đập bị vỡ. Chính quyền địa phương ở thành phố Lạc Dương thông báo đập Yihetan bị hỏng 20 m, lo ngại nó có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Vào đêm 20.7, quân đội buộc phải cho nổ con đập để xả bớt nước lũ. Tại Trịnh Châu, hồ chứa Guojiazui đã bị vỡ nhưng vẫn chưa có báo cáo về sự cố vỡ đập.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã ra lệnh cho tất cả các cơ quan chức năng tổ chức lực lượng cứu trợ lũ lụt và nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm thiểu thương vong cũng như chăm sóc vệ sinh và kiểm soát dịch bệnh để ngăn ngừa đại dịch.
Điều gì đã gây ra lũ lụt lớn ở Trung Quốc?
Cơn bão In-Fa đang đến là nguyên nhân gây ra lượng mưa lớn. Bão cùng với các luồng không khí đã mang theo nước trong khí quyển, tập trung tại thành phố Trịnh Châu, nơi được bao quanh bởi các dãy núi Taihang và Funiu.
Xe cộ vượt qua dòng nước lũ ở Trịnh Châu thuộc tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc vào ngày 20.7.2021. Ảnh: AP. |
Tuy nhiên, lũ lụt ở Trung Quốc không phải là chưa từng có. Đất nước này bị ngập lụt nghiêm trọng hàng năm, gây thiệt hại về người và của. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã khiến thiên tai ngày càng trầm trọng hơn. Càng nhiều diện tích của đất được bao phủ bởi bê tông không thấm nước, nguy cơ ngập úng trên bề mặt càng tăng.
Năm ngoái, lũ lụt ở nước này đã khiến hơn 200 người chết hoặc mất tích và gây thiệt hại trực tiếp 25 tỉ USD.
Thành phố Trịnh Châu nằm bên bờ sông Hoàng Hà, con sông dài thứ 2 ở Trung Quốc, đó là một lý do khác khiến việc kiểm soát lũ lụt trong khu vực trở nên khó khăn hơn. Đất nước này đã dựa vào các đập và hồ chứa nhân tạo để giảm thiểu lũ lụt, nhưng với lượng mưa cực lớn, các con đập không thể giữ nước.
Trước đây, các quan chức Trung Quốc cũng đã đưa ra lo ngại về sức mạnh của đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử, trạm thủy điện lớn nhất thế giới, khi lượng mưa ngày càng lớn hơn trong những năm qua.
Theo nhà phân tích khí hậu Li Shuo của Tổ chức Hòa bình xanh Đông Á, lũ lụt “gióng lên hồi chuông cảnh báo cho Trung Quốc rằng biến đổi khí hậu đang ở đây”.
Một chuyên gia khác, ông Benjamin Horton, Giám đốc Đài quan sát Trái đất của Singapore, nói rằng: với sự nóng lên toàn cầu, bầu khí quyển của trái đất sẽ giữ nhiều độ ẩm hơn, dẫn đến những trận mưa như trút nước.
Một người đàn ông đi xe đạp qua một ngã tư ngập lụt ở Trịnh Châu ngày 20.7.2021. Ảnh: AP. |
Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đã gây ra tình trạng thời tiết khắc nghiệt trên khắp thế giới. Các quốc gia phía tây của Mỹ và Canada đã phải hứng chịu những đợt nắng nóng nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại nặng nề về nhân mạng. Tương tự, Jacobabad, ở tỉnh Sindh của Pakistan, chứng kiến nhiệt độ tăng cao hơn mức chịu đựng của con người, ở mức 52 độ C đe dọa tính mạng.
Ngôi làng ngập lụt Schuld, gần Adenau, miền tây nước Đức trong trận lũ tuần trước. Ảnh: AFP. |
Tuần trước, Đức cũng chứng kiến những trận lũ lụt kinh hoàng, giết chết ít nhất 196 người ở Tây Âu. Ấn Độ đã chứng kiến các cơn lốc xoáy ngược lại Tauktae và Yaas tại bờ biển phía đông và phía tây của nước này. Gió mùa cũng đã chứng kiến sự khởi phát mạnh mẽ đối với ít nhất một nửa quốc gia Nam Á. Trên thực tế, sự nóng lên toàn cầu đang làm cho gió mùa của Ấn Độ trở nên ẩm ướt và nguy hiểm hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Nguyên nhân khiến Đức hứng lũ lụt lịch sử giữa mùa hè
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Hải Miên
-
Trọng Hoàng