Hủy
Thế giới

USD lại tăng, vì sao?

Huy Võ Thứ Năm | 14/05/2020 15:45

Nguồn ảnh: QH

Đồng USD lại tăng sau khi ông Jerome Powell bác bỏ suy đoán rằng sẽ áp dụng lãi suất âm. USD vẫn loay hoay trên “đỉnh”, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
 

USD vẫn duy trì mức cao và áp lực với các thị trường mới nổi

Chỉ số US Dollar Index đã từng leo lên mức đỉnh điểm của 3 năm, chạm mức 103, vào ngày 19.3, trước khi hạ nhiệt về mức 98 sau đó. Lúc đó, ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá trung tâm USD/VND là 23.424 đồng, tăng 229 đồng so với 10 ngày trước đó, cũng là mức đỉnh cao của tỷ giá này.

Hiện tại, đồng USD vẫn lăm le ở mức cao. Chỉ số US Dollar Index vẫn quanh quẩn ở mốc 100 mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, điều này vẫn như một bóng ma đe dọa hệ thống tài chính của nhiều quốc gia, đặc biệt là các thị trường mới nổi, đang phát triển. Đồng USD mạnh lên tạo ra 2 áp lực kép đến các quốc gia này. Thứ nhất là áp lực rút vốn hoặc đầu tư vốn chậm lại từ nhà đầu tư nước ngoài do mọi người e dè việc để tài sản ở nơi đồng tiền mất giá. Thứ hai là áp lực cần USD để trả nợ công Chính phủ nếu nước đó có nhiều các khoản vay từ Mỹ.

Theo kết quả khảo sát gần đây của Reuters với các chuyên gia ngoại hối, đa số đều nhận định các loại tiền tệ thị trường mới nổi sẽ gặp khó khăn trong 3 tháng tới để chống lại sự mạnh lên của đồng đô-la Mỹ, đặc biệt nếu như căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc nóng trở lại sau khi chúng ta vượt qua đại dịch COVID-19.

Từ trước nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có vẻ là người thích một thế giới với đồng USD mạnh. Hồi giữa tháng 4, ông cũng nói rằng “Đồng đô-la rất mạnh và đô-la mạnh nói chung là rất tốt”, Bloomberg dẫn nguồn.

Chỉ số US Dollar Index vẫn loay hoay trên đỉnh 100, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nguồn: TradingView
Chỉ số US Dollar Index vẫn loay hoay trên đỉnh 100, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nguồn: TradingView

Vì sao USD mạnh lên?

Hôm qua, đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính khác sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, ông Jerome Powell bác bỏ suy đoán rằng sẽ áp dụng lãi suất âm.

Ông Takuya Kanda, Tổng Giám đốc của bộ phận nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Gaitame ở Tokyo cho biết, đồng USD đã mạnh lên trở lại sau những bình luận của Powell. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, trước đây, đồng USD thường được xem là một đồng tiền an toàn khi các bất ổn xảy ra, do đó, có vẻ như mọi người càng lo ngại thì đồng USD càng tăng, tuy nhiên, hiện tại, sự thiên vị đó đối với USD đã ít đi. Có thể có một số dòng chảy an toàn vào đồng USD, nhưng xét cho cùng, chúng ta hiểu rằng, nước Mỹ hay những nước khác đều phải đối mặt với những vấn đề kinh tế giống nhau do COVID gây ra. Không có quá nhiều lý do để ưu ái đồng USD hơn các đồng tiền khác.

Ngoài yếu tố “tâm lý USD an toàn”, còn một lý do khác khiến USD mạnh lên từ đầu năm đến nay. "Sự sụp đổ - rối loạn trong hoạt động toàn cầu bởi COVID khiến nhiều người nghĩa vụ nợ, thanh toán bằng USD tìm đồng tiền này nhiều hơn và hiện không đủ USD để thực hiện nó", ông Kit Juckes, một chiến lược gia tại Societe Generale, cho biết. Ngoài ra, nhu cầu mạnh mẽ này từ các quốc gia khác trên thế giới, về cơ bản, đã tạo ra một hiện tượng gọi là sự thiếu hụt đồng USD.\

Gói kích thích 2.000 tỷ USD của Chính phủ Mỹ có gì?

Thế giới có thêm một tỉ phú USD nhờ COVID-19


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới