Hủy
Thế giới

Việt Nam tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng các nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới

Hà Linh Thứ Tư | 09/10/2019 08:54

Ảnh: Bloomberg

Một phần nguyên nhân là do Việt Nam được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại và làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc...
 

Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá Singapore là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, trong khi các nền kinh tế lớn của châu Á, bao gồm Ấn Độ và Indonesia, đã giảm trong bảng xếp hạng hàng năm.

"Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019", được công bố vào ngày 10/09 cho thấy, Singapore đã vượt qua Mỹ và trở thành nước dẫn đầutrong 141 quốc gia và khu vực. Sự vươn lên của Singapore được thúc đẩy bởi cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống tài chính kinh tế vĩ mô ổn định. Hiện Singapore là quốc gia đứng đầu danh sách về cơ sở hạ tầng, bao gồm chất lượng đường và hiệu quả của các cảng và sân bay.

Hệ thống tài chính và sự ổn định kinh tế vĩ mô của Singapore cũng tăng hạng, trong khi báo cáo cũng chỉ ra rằng "để trở thành trung tâm đổi mới toàn cầu, Singapore sẽ cần thúc đẩy tinh thần kinh doanh và cải thiện hơn nữa nền tảng kỹ năng của mình”.

Theo báo cáo, căng thẳng địa chính trị khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại. Tuy nhiên, một số quốc gia lại đang được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, điển hình là Singapore và Việt Nam.

Trong khu vực, Việt Nam là quốc gia có sự cải thiện lớn nhất. Xếp hạng của Việt Nam đã tăng 10 bậc lên vị trí thứ 67. Một phần nguyên nhân là do Việt Nam được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại và làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.  

Bảng xếp hang
Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của các quốc gia nă 2019 có sự thay đổi lớn. Ảnh: asia.nikkei.com

Indonesia rơi xuống vị trí thứ 50, giảm 5 bậc so với năm trước. Báo cáo cho biết, nền kinh tế lớn nhất của ASEAN cần cải thiện khả năng tiếp cận công nghệ. Đất nước này hiện đứng ở vị trí thứ tư trong ASEAN, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan, nhờ quy mô thị trường và sự ổn định kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, xứ vạn đảo cũng đã thực hiện nhiều cải tiến đối với hệ thống tài chính của mình.

Ấn Độ đã tụt 10 bậc xuống vị trí thứ 68, do không thực thi các chính sách mở cửa thương mại và bảo vệ quyền của người lao động đúng mức. Ấn Độ và Nhật Bản bị tụt hạng vì có ít phụ nữ tham gia lực lượng lao động.

Ngoài các vấn đề về lao động nữ, báo cáo chỉ ra nhiều thách thức đa dạng của Nhật Bản tại nơi làm việc. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tụt một bậc xuống vị trí thứ 6, nhưng báo cáo đã ca ngợi đất nước này là "một trong những quốc gia đổi mới hàng đầu thế giới".

Trong khi đó, Hồng Kông là nền kinh tế cạnh tranh thứ ba trên toàn thế giới, tăng bốn bậc so với năm 2018. Sự thăng tiến này là nhờ Hồng Kông đã thực hiện những cải tiến trong lĩnh vực y tế và hệ thống tài chính. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo rằng, các cuộc biểu tình đang xảy ra gần đây có thể dẫn đến một tương lai ảm đạm cho Hồng Kông.

►Quốc gia nào sẽ là thiên đường trú ẩn nếu kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái?

Đông Nam Á trước nguy cơ suy thoái kinh tế

Nguồn Nikkei Asian Review


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới