Hủy

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành dự báo về GDP 2020 và tình hình sản xuất, xuất khẩu 2021

Minh Anh Thứ Sáu | 06/11/2020 13:24

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành. Ảnh: Quý Hoà

Theo Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, năm 2021, tăng trưởng GDP cả nước đạt 6,9%. Khả năng phục hồi dự kiến diễn ra từ quý II/2021.
 

►Đầu tư công vẫn là một động lực chính cho tăng trưởng kinh tế

►Tiêu dùng dân cư và đầu tư tư nhân chưa thể tăng mạnh trở lại

►Du lịch chưa thể phục hồi

Xuất khẩu và sản xuất sẽ là động lực cho năm 2021

Chia sẻ tại hội nghị đầu tư "Dòng tiền mới hậu COVID-19" được tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào ngày 5.11 vừa qua, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên cao cấp Đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng GDP năm nay có thể tăng 2,5%. Cũng theo Chuyên gia này, "Tôi dự báo trên cở sở GDP tăng là nhờ đầu tư công tăng bù đắp cho đầu tư nước ngoài và xuất khẩu tăng bù đắp cho tiêu thụ nội địa giảm".

Trong dự báo của chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, sản xuất và xuất khẩu chính là động lực duy trì tăng trưởng dương cho nền kinh tế. Trong khi chi tiêu tiêu dùng giảm thì điểm sáng là ở khu vực sản xuất, công nghiệp chế biến, chế tạo. "Rõ ràng, nhìn vào khu vực, nước nào dựa vào dịch vụ là chính thì còn gặp khó trong khi Việt Nam dịch vụ vẫn quan trọng, nhưng thế mạnh chính vẫn là sản xuất", ông Thành nhận định.

Tổng Giám đốc Deloitte Việt Nam, ông Phạm Văn Thinh, cũng đồng quan điểm, động lực tăng trưởng và thu hút vốn cho năm sau sẽ tiếp tục trông chờ vào sản xuất. "Đó chính là lợi thế của chúng ta. Tôi tin rằng sản xuất sẽ tiếp tục là động lực chính cho thu hút vốn và tăng trưởng trong tương lai", ông Thinh chia sẻ.

Ảnh:
 Ảnh: Theo Báo cáo Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành.

Dù GDP 9 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 2,12%, mức thấp nhất trong một thập kỷ, nhưng với suy thoái của khu vực và toàn cầu, Việt Nam đang nằm trong một số ít nước châu Á có tăng trưởng dương năm nay. Đến hiện tại, các tổ chức trong và ngoài nước dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng trong khoảng 1,8-3% năm 2020. Với năm 2021, các dự báo đang dao động từ 6-7%.

Trong dự báo riêng của mình, ông Thành cho rằng GDP năm sau có thể đạt 6,9%. Động lực của năm sau là dòng vốn FDI rất khả quan, nhờ vào nhiều dự án bị hoãn lại vì dịch trong năm 2020 sẽ được khởi động lại vào năm 2021, sẽ là "cú hích thúc đẩy nền kinh tế".

Động lực tăng trưởng đến từ dòng vốn đầu tư nước ngoài

Ông Thành chỉ ra động lực tăng trưởng đến từ dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sẽ khả quan, bao gồm những dự án M&A, dòng vốn FDI bị hoãn lại từ năm 2020 do COVID-19 và sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng. Ngành công chế biến chế tạo hướng vào xuất khẩu sang châu Âu (hưởng lợi từ EVFTA) và phục hồi xuất khẩu sang Đông Bắc Á, Đông Á.

Ảnh: AFP
Ảnh: Theo Báo cáo Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành.

Theo ông Thành, kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm sau cũng nằm trong đà phục hồi chung của kinh tế thế giới hậu COVID-19. Biểu hiện của sự phục hồi chính là số liệu kinh tế quý III ở các quốc gia đã có sự tăng trưởng trở lại. Trong ngắn hạn, hầu hết các nền kinh tế sẽ phục hồi tốt trở lại trong năm 2021. Trong trung hạn, ông Thành lưu ý nhiều doanh nghiệp lớn toàn cầu có xu hướng đầu tư trở lại vào nước sở tại như Bắc Mỹ, EU dẫn đến xáo trộn dòng vốn đầu tư toàn cầu.

Theo ông Thành, ngành công nghiệp chế biến - chế tạo phục hồi nhưng không đồng đều, tăng 4,6% trong tháng 9 và 3,8% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ. Ngành hàng sản xuất sản phẩm nội địa, hàng thiết yếu tăng trưởng tốt như dược phẩm, giấy, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử cho xuất khẩu. Còn ngành hàng suy giảm như sản phẩm xa xỉ (ô tô, xe máy, thậm chí đồ uống), sản phẩm xuất khẩu truyền thống (dệt may, giày dép)...


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới