Hủy
Công Nghệ

Công nghệ phần mềm: Rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp FDI và nội địa

Phương Anh Thứ Hai | 08/01/2018 15:14

Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ sẽ rút ngắn khoảng cách giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước.
 

Trăn trở về “một nền kinh tế - hai tốc độ”

Năm vừa qua đánh dấu 30 năm Việt Nam mở cửa thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Ba thập kỷ đánh dấu một chặng đường phát triển đáng ghi nhận, đưa nền kinh tế nước ta từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành một trong những điểm sáng trên toàn cầu. Tính đến tháng 9/2017, Việt Nam đã thu hút khoảng 23.000 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký hơn 300 tỷ USD.

Song vẫn còn đó những điều trăn trở cho các nhà kinh tế vĩ mô. Một trong số đó là việc Việt Nam có nguy cơ rơi vào tình trạng “một nền kinh tế - hai tốc độ”. Phát biểu tại diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ (6/2017), ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá: “Một thực trạng phải thừa nhận là kết nối cộng sinh trong kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn còn mờ nhạt, hiệu ứng lan toả về công nghệ và năng suất lao động từ các đối tác nước ngoài đến các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế. Trong các dự án FDI có quá ít liên doanh (khoảng 80% FDI ở Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài)”.

Vì vậy, việc cấp bách cần làm chính là rút ngắn khoảng cách giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước. Chỉ khi đó, doanh nghiệp Việt Nam mới có thể tránh khỏi tình trạng trên và hoá giải thành công bài toán kết nối vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Hướng đi hiệu quả dựa trên công nghệ phần mềm

Đi tìm chìa khoá cho kết nối doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp FDI, có thể thấy công nghệ phần mềm là một giải pháp hiệu quả. Các doanh nghiệp nước ngoài hiện có thế mạnh và sở hữu công nghệ hàng đầu; những công nghệ này khi được cung cấp, chia sẻ với Việt Nam sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại, quản trị doanh nghiệp…, đưa các doanh nghiệp nội địa bắt kịp nhanh chóng với nhịp độ kinh tế thế giới.

Một ưu thế khác của công nghệ phần mềm là tính ứng dụng cao, không mất nhiều thời gian cài đặt, vận hành. Từ đó giúp nối liền khoảng cách về kiến thức giữa đội ngũ kỹ sư mới và kỹ sư có thâm niên, giúp nhân sự nhanh chóng học hỏi về chuyên môn, bắt kịp với thế giới.

Một ví dụ điển hình: Năm 2016, Công ty Lọc - Hoá dầu Bình Sơn (công ty con của PetroVietnam) trở thành một trong những đơn vị đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công Dịch vụ Hiệu suất Kết nối (Connected Performance Services – CPS) dựa trên nền tảng IIoT (Industrial Internet of Things). CPS là một phần trong sáng kiến Kết nối Nhà máy của Honeywell, nhằm thúc đẩy công nghệ IIoT, các dịch vụ và chuyên môn trong lĩnh vực lọc hóa dầu, nhằm nâng cao hiệu suất vận hành công nghiệp từ hiệu quả chuỗi cung ứng tới tối ưu hóa tài nguyên sản xuất.    

Cong nghe phan mem: Rut ngan khoang cach giua doanh nghiep FDI va noi dia
Dịch vụ CPS giúp nâng cao hiệu quả vận hành bằng cách giúp nhà máy trở nên thông minh và phản ứng nhanh nhạy hơn

Đây là một trong nhiều giải pháp mà Honeywell, tập đoàn công nghệ nằm trong danh sách Fortune 100, cung cấp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Kể từ khi bước vào Việt Nam năm 2005, doanh nghiệp Hoa Kỳ này đã có những bước đi tích cực, chủ động trong việc cung cấp và chia sẻ các giải pháp phần mềm cho các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ tại đây.

Công nghệ quá trình của Honeywell tích cực tham gia vào các dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy lọc dầu Vũng Rô, và các dự án khác của Tê Giác Trắng và Biển Đông. Honeywell UOP – một nhánh kinh doanh thuộc nhóm Công nghệ và Vật liệu chuyên dụng của Honeywell đã thiết lập mối quan hệ đối tác lớn mạnh với PetroVietnam và thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Honeywell cũng tiên phong hỗ trợ các dự án Phát triển Lưới điện thông minh cấp Quốc gia, với sự tham gia của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Các công nghệ của Honeywell này cho phép doanh nghiệp và các ngành công nghiệp quản lý tốt hơn nhu cầu sử dụng năng lượng cao điểm và tối ưu hóa hiệu quả lưới điện.

Không chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất, Tập đoàn này còn có tham vọng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển một thế hệ tiếp nối các dịch vụ kết nối, giúp cuộc sống thông minh hơn. Tháng 6/2017 vừa qua, trong khuôn khổ Hội thảo Công nghệ thường niên tại TP.HCM, Honeywell đã giới thiệu danh mục hoàn thiện các công nghệ kết nối đầu cuối cho ngành công nghiệp khách sạn, nhà ở và tòa nhà thương mại.

Trong đó, nổi bật là Giải pháp Khách sạn Kết nối (Connected Hospitality Solution) Inncom, cho phép quản lý khách sạn xác định chính xác ánh sáng cho từng khu vực, kiểm soát hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí (HVAC), nước, quá trình đốt cháy và các hệ thống khác nhằm quản lý nhiệt độ, nâng cao mức độ hiệu quả năng lượng, đồng thời tăng sự an toàn và tiện nghi. Từ đó, Honeywell giúp các nhà vận hành khách sạn giảm đáng kể chi phí năng lượng và vận hành, đồng thời giúp việc bảo trì, dọn dẹp phòng và các bộ phận khác trở nên hiệu quả hơn. 

Cong nghe phan mem: Rut ngan khoang cach giua doanh nghiep FDI va noi dia
Đại diện doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu các giải pháp kết nối thông minh của Honeywell

Bà Mai Trang Thanh, Chủ tịch Honeywell Khu vực Đông Dương, chia sẻ: Tại Honewell, chúng tôi tin rằng một thế giới được kết nối sẽ là một thế giới hoạt động hiệu quả hơn (A more connected world is a more productive world). Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mà Việt Nam đang ở những bước đầu, mhững đột phá về công nghệ số, phần mềm và khoa học dữ liệu sẽ dần thay thế cho các sản phẩm, thiết bị đơn thuần, và hai chữ “kết nối” sẽ được nhắc đến nhiều hơn nữa. Honeywell có nền tảng kinh nghiệm hơn 100 năm trải dài trên nhiều ngành công nghiệp, từ hàng không vũ trụ đến an ninh, an toàn, công nghệ nhà ở và toà nhà, công nghệ và vật liệu chuyên dụng… Đây là lợi thế lớn nhất của chúng tôi trong việc cung cấp những công nghệ phần mềm toàn diện, tích hợp, giúp nâng cao độ hiệu quả của các ngành công nghiệp Việt Nam để nối gần khoảng cách giữa doanh nghiệp FDI và nội địa.”

Có thể nói những tiến bộ về năng lực phần mềm, thiết bị đo đạc, dữ liệu lớn (Big Data) và sự thấu hiểu khách hàng đã hội tụ trong những giải pháp phần mềm được Honeywell cung cấp tại Việt Nam. Bản thân tập đoàn này năm vừa qua cũng chuyển đổi từ tập đoàn đa công nghệ (diversified technology) sang tập đoàn công nghệ phần mềm (software-industrial company), kết hợp các sản phẩm hàng đầu cùng những phần mềm tiên tiến nhằm kết nối con người và doanh nghiệp hiệu quả hơn; vì một thế giới thông minh hơn, an toàn hơn và bền vững hơn.

Những công nghệ phần mềm của Honeywell được kỳ vọng sẽ dần xoá bỏ khoảng cách về công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa, giúp Việt Nam tận dụng được tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới để tiến xa hơn nữa.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới