Các ngân hàng tiếp tục thắt chặt tín dụng vào bất động sản và chứng khoán
Hình ảnh minh họa: Qúy Hòa.
Tương tự năm 2021-2022, dự kiến trong nửa đầu năm 2023 và cả năm 2023, diễn biến tăng trưởng kinh tế; cơ hội đầu tư, xuất, nhập khẩu thay đổi; diễn biễn lãi suất; thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của khách hàng, chất lượng phục vụ cải thiện và thay đổi lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng là những nhân tố được nhiều tổ chức tín dụng dự báo ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng nhu cầu tín dụng của nhóm khách hàng doanh nghiệp.
Bên cạnh các nhân tố trên, nhân tố cải tiến sản phẩm cho vay của đơn vị được nhận định và dự kiến tác động nhiều nhất đến sự gia tăng nhu cầu vay vốn của nhóm 2 khách hàng cá nhân trong năm 2022 và cả năm 2023.
Báo cáo cho thấy, có 3-6% tổ chức tín dụng nhận định nhu cầu tín dụng suy giảm, điều này là do nhân tố diễn biến lãi suất và diễn biến thị trường bất động sản, khác với năm 2021 khi nhân tố diễn biến tăng trưởng kinh tế và cơ hội đầu tư, xuất nhập khẩu thay đổi được nhiều tổ chức tín dụng nhận định tác động tiêu cực nhất đến nhu cầu tín dụng.
Trong 6 tháng cuối năm 2022, các tổ chức tín dụng cho biết tiếp tục “nới lỏng” nhẹ tiêu chuẩn tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, nhưng giữ “không đổi” tiêu chuẩn tín dụng đối với lĩnh vực “Đầu tư, kinh doanh du lịch”; “thắt chặt” nhẹ tiêu chuẩn tín dụng đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp và tiếp tục “thắt chặt” hơn tiêu chuẩn tín dụng đối với lĩnh vực “Đầu tư kinh doanh chứng khoán”, “Đầu tư kinh doanh bất động sản”, “Kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm”.
Chuyển sang 6 tháng đầu năm 2023 và cả năm 2023, 61,6% - 64,6% tổ chức tín dụng dự kiến giữ nguyên tiêu chuẩn tín dụng, chỉ có 19,2%-20,2% tổ chức tín dụng dự kiến “thắt chặt nhẹ” tiêu chuẩn tín dụng tổng thể của đơn vị mình, tuy nhiên mức độ thắt chặt đã giảm so với 6 tháng cuối năm 2022 và cả năm 2022, đồng thời có 16,2-17,2% tổ chức tín dụng dự kiến “nới lỏng”. Dự kiến “thắt chặt” chủ yếu diễn ra ở lĩnh vực “Cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản”, “Cho vay kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm”, khoản vay trung, dài hạn và khoản vay bằng ngoại tệ. Theo nhận định của các tổ chức tín dụng, nguyên nhân chủ yếu là do “Mức độ rủi ro của thị trường” tăng lên (“Rủi ro từ phía khách hàng”; “Rủi ro ngành nghề”) cùng với những thách thức về triển vọng kinh tế.
Trong 6 tháng đầu năm 2023 và cả năm 2023, 67,3%-71,3% tổ chức tín dụng dự kiến “không đổi”, 21,7%-16,1% tổ chức tín dụng dự kiến “thắt chặt”, 10%-12,6% tổ chức tín dụng dự kiến “nới lỏng” các điều khoản, điều kiện cho vay tổng thể tương ứng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp (chủ yếu “thắt chặt” đối với lĩnh vực cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản, cho vay kinh doanh chứng khoán) và nhóm khách hàng cá nhân. Trong đó, các tổ chức tín dụng nhận định và dự kiến chủ yếu “thắt chặt” đối với yêu cầu về tài sản bảo đảm, các điều khoản bổ sung trong hợp đồng tín dụng, yêu cầu điểm xếp hạng tín nhiệm tối thiểu của khách hàng và hạn mức tín dụng để đảm bảo an toàn; trong khi tiếp tục nỗ lực thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất cho vay và chi phí vốn bình quân đối với hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh để hỗ trợ nền kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
Ba kịch bản dự báo kinh tế vĩ mô 2023
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Hải Vân
-
Minh Đức
-
Trực Thanh
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Trực Thanh