Eximbank mắc kẹt với tài sản thế chấp của khách hàng
Theo hồ sơ vụ việc, tháng 9/2011, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) ký hợp đồng tín dụng kèm theo phụ lục để cấp hạn mức 5 tỷ đồng hoặc ngoại tệ tương đương cho CTCP Viễn thông VTI để bổ sung vốn lưu động kinh doanh thiết bị giám sát hành trình ô tô.
Thời hạn theo từng lần nhận nợ không quá 12 tháng, được cụ thể theo trong từng hợp đồng tín dụng kiêm kế ước nhận nợ. Tài sản bảo đảm là nhà đất tại phố Hoàng Đạo Thành (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đứng tên vợ chồng ông Nguyễn Thế Hà và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Sau đó, Công ty VTI đã nhiều lần được Eximbank cấp tín dụng với tổng số tiền (tính cả ngoại tệ) vào khoảng 2,3 tỷ đồng. Lãi suất trong hạn là 7,9%/năm, lãi suất quá hạn bằng 150% lãi trong hạn, ngoài ra còn có quy định về phạt.
Quá trình vay vốn, công ty này có trả nợ cho ngân hàng, nhưng đến tháng 11/2013 thì không trả nợ. Nhiều lần yêu cầu công ty trả nợ không được, Eximbank đã đệ đơn khởi kiện đề nghị Tòa án buộc Công ty VTI phải trả cho Eximbank số tiền gốc và lãi hơn 2,6 tỷ đồng, trường hợp không trả được nợ thì Eximbank được quyền phát mại tài sản.
Ở cấp sơ thẩm, Công ty VTI thừa nhận nợ gốc và lãi như Eximbank trình bày. Công ty này còn trình bày, trước khi bị khởi kiện, công ty đã có văn bản gửi ngân hàng với nội dung là do làm ăn khó khăn nên không thể trả nợ, đề nghị ngân hàng khoanh nợ gốc, miễn tính lãi và Công ty cam kết sẽ trả trong 5 năm.
Công ty VTI còn đề nghị Tòa án buộc ông Hà phải trả số tiền 500 triệu đồng đã vay của công ty, buộc bà Nhàn phải thực hiện việc góp vốn với số tiền hơn 3 tỷ đồng và liên đới chịu trách nhiệm về khoản nợ mà Eximbank đang kiện đòi.
Bản án sơ thẩm đã chấp nhận đơn khởi kiện của Eximbank, buộc Công ty VTI phải trả cho Eximbank số tiền 570 triệu đồng và hơn 110.000 USD bao gồm cả nợ gốc và lãi. Đồng thời, Eximbank cũng được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phát mại tài sản thế chấp nếu Công ty VTI không trả nợ.
Về yêu cầu của Công ty VTI đối với ông Hà, bà Nhàn, tòa cấp sơ thẩm cho rằng, không có căn cứ chấp nhận do không liên quan đến tranh chấp hợp đồng tín dụng này.
Kết thúc giai đoạn sơ thẩm, Công ty VTI và ông Hà, bà Nhàn (vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm) đều làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án.
Được biết, quá trình giải quyết ở cấp phúc thẩm, có một tình tiết mới phát sinh, đó là nhà đất thế chấp cho ngân hàng đã được ông Hà, bà Nhàn cho thuê từ trước khi thế chấp cho ngân hàng để làm trạm BTS.
Nguồn Đầu Tư Chứng Khoán
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Minh Đức
-
Hải Vân
-
Công Sang
-
Hải Đăng
-
Trung Nam
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Surajit Rakshit