Hủy
Kinh Doanh

Rầm rộ M&A ngân hàng

Chủ Nhật | 01/09/2013 09:55

Cuối tháng 8, một loạt thông tin quan trọng công bố là tín hiệu hoạt động M&A ngân hàng sẽ vô cùng sôi động trong mùa thu năm nay.
 

Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngay từ đầu năm đãđược dự báo sẽ rất sôi động trong năm nay. Trên thực tế, hoạt động này cũng được triển khai khámạnh mẽ thời gian qua, với kết quả đầu tiên là Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) tìm kiếm được cáccổ đông mới và tiến hành đổi tên, ổn định đi vào hoạt động.

Những ngày cuối tháng 8, M&A ngân hàng lại thu hút sự chú ý của toàn thị trường bởi một loạtcác quyết định quan trọng, phát đi tín hiệu về một mùa mua bán & sáp nhập sôi động nhất trongnăm diễn ra trong mùa thu này.

Ngày 28/8, Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) vừa công bố đã mua đứt 100% vốn của công tyTài chính Việt Société Générale (SGVF). Đây là công ty tài chính 100% vốn nước ngoài được NHNN cấpgiấy phép hoạt động từ năm 2007. Hiện nay SGVF có khoảng 1.100 nhân viên, mạng lưới hoạt động cómặt trên 42 tỉnh thành trên toàn quốc, có 125.000 khách hàng cá nhân thông qua 300 đối tác và gần800 điểm dịch vụ tại các cửa hàng xe máy và điện máy trên cả nước.

Việc HDBank đã chi bao nhiêu tiền để có được công ty con này không được tiết lộ, tuy nhiên theonguồn tin của chúng tôi, nhà băng đã mua lại với giá không thấp hơn vốn điều lệ của SGVF, tức là ítnhất khoảng 550 tỷ đồng.

HDBank mua SGVF bao nhiêu tiền không quan trọng bằng việc giao dịch đầu tiên theo phướng thứcmua lại tổ chức tín dụng của nhà băng này có thể sẽ mở đầu cho xu hướng các định chế Việt Nam mualại các định chế khác để hình thành các tập đoàn Tài chính - Ngân hàng, góp phần làm giảm số lượngcác định chế tài chính trong xu hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại.

Ngay sau công bố này, HDBank lại được chú ý bởi thông báo có liên quan, đó là Ngân hàng TMCP ĐạiÁ (DaiABank) sắp tổ chức Đại hội cổ đông bất thường (vào 25/9 tới) để thông qua việc sáp nhập vớiHDBank.

Vấn đề M&A giữa hai nhà băng này không mới lạ gì bởi hai bên đã công bố Biên bản ghi nhớ vềviệc sáp nhập/hợp nhất từ hồi tháng 6 khi DaiABank tổ chức ĐHCĐ thường niên lần 2 (lần 1 bấtthành), thế nhưng bên Đại Á đưa ra đại hội để xin thông qua việc sáp nhập là một bước tiến triển rõràng về quá trình M&A vốn đã vấp phải một số khó khăn ở giai đoạn đầu, mở đường cho hoạt độngtái cơ cấu ngân hàng được diễn ra nhanh hơn.

Cùng với thông tin về HDBank, thị trường cũng đang chờ đợi quá trình hợp nhất đi đến giai đoạncuối giữa Ngân hàng TMCP Phương Tây (Westernbank) và Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí (PVFC)vào ngày 8/9 tới đây.

Ngân hàng hợp nhất, theo đề án, sẽ mang tên Ngân hàng TMCP Đại Chúng(Pvcombank) và sẽ đi vào hoạt động với vị thế không hề nhỏ trong hệ thống ngân hàng thương mại cổphần Việt Nam (đứng thứ 9 về vốn điều lệ, thứ 11 về tổng tài sản, có số chi nhánh hoạt động ngangcủa Ngân hàng TMCP Quân đội).

Trên đây chỉ là những câu chuyện về quá trình M&A đã và sẽ có kết quả trong mùa thu này. Cònrất nhiều hoạt động tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài hoặc đang nỗ lực đàm phán với các đốitác trong nước của các tổ chức tín dụng để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu theo chủ trương của Chínhphủ và Ngân hàng Nhà nước.

Các trường hợp hợp nhất/sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng chắc chắn sẽxuất hiện rất nhiều bởi theokế hoạch của NHNN thì số lượng các ngâ hàng thương mại sẽ đượcgiảm từ con số 37 trong hiện tại còn 13-15 ngân hàng vào năm 2017.

Nguồn CafeF


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới