Hủy
Kinh Doanh

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn mới cho lĩnh vực R&D

Thứ Sáu | 24/08/2012 23:01

 
 
Đây là nhận định do Công ty CBRE Việt Nam trong bản Nghiên cứu thị trường dịch vụ gia công công trình công nghiệp vừa công bố.

Theo CBRE, Việt Nam tiếp tục thu hút các dự án sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia theo mô hình Trung Quốc+1 hoặc Thái Lan+1 với nguyên nhân chính xuất phát từ giá chi phí đang tăng cao tại Trung Quốc, cũng như những bất ổn tại Thái Lan trong thời gian vừa qua.

Phát triển dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp (Bussiness Process Outsourcing - BPO) hoặc gia công phần mềm (IT outsourcing) đang là hướng đi mới để phát triển phần mềm Việt Nam theo tiêu chí "số lượng". Dịch vụ này làm toàn bộ những công việc liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, gồm cả những công việc đơn giản nhất như xử lý ảnh, nhập dữ liệu, số hoá văn bản... cho đến những công việc phức tạp hơn như dịch vụ kế toán tài chính, chăm sóc khách hàng...

Theo ông Hiếu Lê, Trưởng phòng cao cấp - Bộ phận Công Nghiệp & Kho Vận của Công ty CBRE Việt Nam, khi chi phí nhân công và các chi phí kinh doanh khác tại Mỹ và châu Âu đang tăng cao và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, các tập đoàn tiếp tục xu hướng thuê ngoài nhiều mảng hoạt động để cắt giảm chi phí tại các nước thứ ba, đặc biệt là tại châu Á, nơi có nguồn lao động dồi dào có kỹ năng với chi phí thấp.

Trong số các điểm đến ở châu Á, Ấn Độ và Phillippines tiếp tục chiếm lĩnh thị phần lớn. Tuy nhiên, Việt Nam đang nổi lên là địa điểm tiềm năng, đặc biệt với chính sách khuyến khích đầu tư mạnh tay từ chính phủ cho lĩnh vực này, bao gồm các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp tương đương với ưu đãi công nghệ cao cũng như đang cân nhắc cho áp dụng ưu đãi về giảm thuế thu nhập cá nhân cho người lao động làm việc trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn tồn tại một số thách thức không nhỏ đối với các tập đoàn đa quốc gia khi đầu tư vào lĩnh vực BPO outsourcing và IT sourcing như quy mô nhân lực của Việt Nam còn ít, các doanh nghiệp đang tuyển người của nhau làm cho chi phí tăng lên và tạo ra những rào cản nhất định để thị trường phát triển chiều sâu; cơ sở pháp lý còn phức tạp và và kéo dài và các chính sách khuyến khich đầu tư có xu hướng thay đổi giảm như quyết định bỏ các ưu đãi đầu tư cho các dự án sản xuất trong khu công nghiệp vào năm 2009.

Nguồn Vietnamplus


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới