Hủy
Phong Cách Sống

Chuyện bà thợ cắt tóc vỉa hè Hà Nội

Chủ Nhật | 31/08/2014 07:08

Đâu đó trong lòng phố xá luôn cất giữ những điều bí ẩn tự như những dấu vết còn sót lại từ quá khứ.
 

Đời sống đô thị vốn là một thực thể vừa hay biến đổi nhưng lại vừa nhớ dai. Bởi vậy đâu đó trong lòng phố xá, ta luôn có thể bất ngờ bắt gặp những phần riêng lẻ của quá khứ vẫn chưa kịp trở thành ký ức.

Như một nghịch lý, sự biến đổi giống như một lý do tự thân cho sự tồn tại của đô thị, nhưng người ta sẽ luôn hân hoan khi một lúc nào đó bất ngờ gặp lại những phần riêng lẻ ấy.

Chẳng hạn, tại một góc nhỏ trên phố Hàng Buồm, bạn có thể gặp một người phụ nữ làm nghề cắt tóc vỉa hè, có lẽ là người thợ nữ cắt tóc vìa hè duy nhất còn lại của Hà Nội.

Anh8. Người thợ cắt tóc nữ này thường sưu tầm nhiều câu nói của khách cắt tóc và in ra giấy. Bà muốn khách cắt tóc lúc nào cũng được như ý viết trong những mảnh giấy đó.
Người thợ cắt tóc nữ này thường sưu tầm nhiều câu nói của khách cắt tóc và in ra từng mẩu giấy. Bà muốn khách cắt tóc lúc nào cũng được như ý viết trong những mảnh giấy đó.

Góc phố, với chiếc gương, chiếc ghế cắt tóc và những đồ nghề quen thuộc. Trên chiếc gương gắn những câu "châm ngôn vỉa hè", có lẽ của những người khách cắt tóc hay những triết gia đường phố để rơi lại: Hãy hôn thật chậm ... Cười thật tươi ...vchân thành … Và tha thứ thật nhanh nhé.
“Ôi dào, cần gì biết tên. Cứ gọi là bà Cắt Tóc thôi”, người phụ nữ hơn 70 tuổi nói. Tiệm tóc của bà nằm ở một góc nhỏ trên phố Hàng Buồm, Hà Nội.

Những ngày này, bà Cắt Tóc mở hàng từ 8 giờ sáng. Bà ngồi nhờ quán bar mặt phố đến 5 giờ chiều thì lại thu đồ về. Nghỉ hưu đã gần 20 năm, nhưng Bà Cắt Tóc vẫn giữ nếp làm việc có từ thời còn làm cho hiệu cắt tóc quốc doanh trên phố Hàng Khay.

Trước năm 1960, khu phố Hàng Khay có vài cửa hàng tóc tư nhân mở từ thời kỳ Pháp tạm chiếm. Năm 1960 theo chủ trương "hợp tác hoá", các thợ cắt tóc phải "góp gạo thổi cơm chung". Họ mang theo đồ nghề cá nhân đến khu phố Hàng Khay lập hợp tác xã.

Dạo ấy, quanh Bờ Hồ có 5 hiệu cắt tóc quốc doanh: 51 Tràng Tiền, 36 Lê Thái Tổ, 15 Hàng Khay chuyên cắt tóc nam, 33 Hàng Khay chuyên cắt tóc nữ và 53 Đinh Tiên Hoàng. Ở đây, có tiệm dùng tông đơ, dao hay kéo của Trung Quốc nhưng ghế cắt tóc là ghế xoay của Pháp. Bình xịt nước cắt tóc là loại bình xịt dáng cổ điển với nút xịt là một quả bóng cao su, khi bóp quả bóng thì nước phụt ra thành những tia nhỏ. Khách hàng đến các tiệm cắt tóc quốc doanh hầu hết là trí thức hay những người lịch lãm, có khi là các vị lãnh đạo cấp cao.

Đến đầu năm 1990, khi hệ thống các hợp tác xã tan rã, một số thợ cắt chuyển về làm trong cửa hàng ở số 6 Tràng Thi. Có người chuyển nghề, cũng có người còn yêu nghề và cần mưu sinh cho cuộc sống thì chọn góc nhỏ riêng như của bà Cắt Tóc.

Ảnh1: Bà Cắt Tóc và người khách đầu tiên của sáng Hà Nội. Bà Cắt Tóc gốc Hà Nội yêu cầu người viết chỉ chụp một tấm ảnh không rõ mặt.
Bà Cắt Tóc và người khách đầu tiên của sáng Hà Nội. Bà Cắt Tóc thường cắt đầu nam. Giá dao động từ ba mươi đến năm mươi nghìn đồng cho một lần cắt.

Theo nghề từ năm 1960, bà vào nghề cắt tóc khi mới qua tuổi hai mươi. Trong giọng kể của bà, thấp thoáng cái gì như là niềm tự hào, và có lẽ cũng là sự tiếc nuối của một thời làm nghề. Các hiệu cắt tóc quốc doanh giờ cũng đóng cửa, chỉ còn lại duy nhất một hiệu ở số 6 phố Tràng Thi.

"Những người bạn nghề nữ cùng thời chắc là chẳng còn mấy ai, mà nếu còn thì cũng không ra vỉa hè mà cắt tóc thế này", bà Cắt Tóc nói.

Ảnh 3: Bàn cắt tóc với bình xịt nước rất thơm vì “Có tí nước hoa”, bà Cắt Tóc nói. Trên gương có dán câu nói “Không có những thứ mình yêu, Thì hãy yêu những gì mình có!...”. Bà trỏ gương rồi cười nháy mắt bảo tôi, “Bây giờ sống đơn giản thế thôi con ạ”.
Bàn cắt tóc với bình xịt nước rất thơm vì “Có tí nước hoa”, bà Cắt Tóc nói. Trên gương có dán câu nói “Không có những thứ mình yêu, Thì hãy yêu những gì mình có!...”. Bà trỏ gương rồi cười nháy mắt bảo tôi, “Bây giờ sống đơn giản thế thôi con ạ”.

Hộp đồ nghề cắt tóc.
Hộp đồ nghề cắt tóc.

ẢNh 6: Những lúc vắng khách, bà nói chuyện phiếm với hàng xóm. Hay có khi, chỉ ngồi ngắm xe phố qua lại.
Những lúc vắng khách, bà nói chuyện phiếm với hàng xóm. Hay có khi, chỉ ngồi ngắm xe phố qua lại.

Nguồn GAFIN/DVO


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới