Hủy
Phong Cách Sống

Một vòng dạo quanh phòng trà Sài Gòn

Thứ Ba | 01/07/2014 13:56

Tôi là người Hà Nội, nhưng mỗi khi nhớ về đêm Sài Gòn, tôi hay nghĩ đến những giọng ca vàng hát dòng nhạc "vàng" ở một phòng trà nào đó, với không gian ấm cúng cho đôi, ba trăm người cùng lãng đãng về một thủa yêu nhạc trữ tình.
 

Với sự bảo thủ đó, mỗi lần vào TP.HCM, khi chiều dần ngả xuống chờ đêm, tôi lại gọi vài cuộc điệnthoại rủ bạn tâm giao, tìm một chương trình muốn nghe, tìm đúng giọng ca muốn gặp, và có một đêmhoàn hảo nhờ một sinh hoạt âm nhạc đặc trưng nhất của Sài Gòn: phòng trà!

Phòng trà ở TP.HCM rất hợp với những người đã có một ngày quá bận rộn, khi đã ngại đi bar, sợ ồnào, sợ khói thuốc, nên tìm chiếc ghế khá rộng và êm, với nước uống hoặc loại rượu yêu thích để rồiđược thả mình trong một dòng nhạc chọn lọc.

Với tôi, Phòng trà Tiếng Xưa ở Cao Thắng, quận 10 có sức hút riêng đến từ những cái tên ca sĩtuyệt vời, với nhạc Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Đỗ Lễlúc nào cũng đem lại tiếng lòng thao thức về đoạn đời nào đó của mình.

Thanh Tuyền
Thanh Tuyền và người hâm mộ 80 tuổi thường xuất hiện trong các đêm diễn của ca sĩ. Ảnh: Phòng trà Tiếng Xưa.

Nhưng Tiếng Xưa tuyệt diệu ở chỗ không chỉ một dòng nhạc thủa nào trôi ngang, nó còn là điểmquay về của những danh ca từ bốn phương trời với những Ý Lan, Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Tuấn Vũ, ElvisPhương, Nhạn trắng Gò Công Phương Dung, Đức Huy, Giao Linh, Hương Lan, Thanh Tuyền. Không thể nàoquên một bà cụ 80 tuổi đã nức nở ôm ca sĩ Thanh Tuyền, bởi quá nửa cuộc đời của bà chìm đắm tronggiọng ca "đệ nhất Sài Thành".

Và đêm diễn đầu tiên của Lệ Thu khi trở về quê hương cũng diễn ra ở Tiếng Xưa, với những khán giảtrẻ hơn chị nhưng yêu tiếng hát của chị giống hệt cha anh họ thủa nào.

Đến nay, Phòng trà Tiếng Xưa như càng có điều kiện để dẫn dụ khán giả tìm về với những chươngtrình hằng đêm vô cùng thu hút với "40 năm âm nhạc Sài Gòn xưa", hay "Nhạc tình Không Tên" của nhạcsĩ Vũ Thành An. Thỉnh thoảng, nơi này còn tổ chức những đêm ca nhạc vũ kịch, tuy kén khán giả mộtchút nhưng cũng đem lại cho những người muốn tìm một buổi tối đặc biệt vài ấn tượng riêng.

Tôi từng lần hồi theo Phòng trà ATB khi nó dời từ quận 1 sang Phú Nhuận để đuổi theo dòng nhạc tiềnchiến, chủ yếu để thưởng thức ban nhạc ATB với giọng ca Ánh Tuyết lột tả sự sang trọng của nhạc VănCao, Phạm Duy. Sự suy thoái kinh tế làm ATB cũng như nhiều phòng trà khác lao đao, nhưng cũng cònđó một Phòng trà Không Tên hoạt động mạnh mẽ của vợ chồng ca sĩ Lệ Quyên, nằm ngay trên đường LêThánh Tôn ở quận 1.

Không Tên làm khán giả trẻ lại, hoặc phải trẻ để được vui cùng Tuấn Hưng, Lệ Quyên, Đàm VĩnhHưng, Dương Triệu Vũ, Quang Dũng, Quang Lê, Hoàng Bách, Hiền Thục. Với dàn ca sĩ quen thuộc hằngđêm này, Không Tên không bó buộc ở dòng nhạc nhất định nào, có thể thay đổi rất nhanh, vì vậy, muốnbắt kịp thời sự ở Không Tên phải liên tục cập nhật tin tức của nó ở các trang Facebook.

We hay Đồng Dao là những phòng trà thú vị khi chương trình mỗi đêm một vẻ, từ nhạc trữ tình, tiềnchiến đến các đêm nhạc trẻ sôi động. Dù sao nó cũng nhắc là tôi còn trẻ, thỉnh thoảng cũng cần nghecác ca sĩ trẻ với hy vọng họ sẽ đem một dòng nhạc mới vào đời sống của thành phố này.

Nghe Giao Linh, Khánh Hà, Tuấn Ngọc rồi, cũng nên nghe thêm Thanh Bùi, Trang Pháp, Văn MaiHương, Uyên Linh, Tuấn Hưng, Maya... để dõi theo sự nghiệp của các ca sĩ trẻ, để mỗi sáng ngày rasẽ cảm nhận rõ hơn nhịp đập của cuộc sống sôi động đất Sài Gòn.

Sẽ rất đáng tiếc nếu người Sài Gòn không khám phá hết cái thú vị của một sinh hoạt âm nhạc hằng đêmnơi thành phố mình sinh sống.

Nguồn Doanh Nhân Sài Gòn


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới