Hủy
Tài Chính

Giao dịch T+2: Tín hiệu tốt cho thanh khoản thị trường?

Nhật Lệ Thứ Năm | 07/07/2022 11:45

Hình ảnh tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE). Ảnh: PV.

Trong ngắn hạn, VDSC cho rằng chưa có những nghiên cứu cụ thể về đánh giá tác động tức thời của việc rút ngắn thời gian giao dịch lên chỉ số.
 

Gần đây, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) vừa lấy ý kiến dự thảo Quy chế hoạt động bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán, điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán chu kỳ T+2 theo chỉ đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Theo đó chứng khoán về tài khoản vào thời gian 11h30 - 12h00 ngày T+2, và tiền giao dịch chứng khoán cũng sẽ về tài khoản của nhà đầu tư sớm hơn 1 ngày so với quy chế cũ. Dự thảo này nếu được áp dụng đúng theo kế hoạch sẽ chứng minh nỗ lực của cơ quan chủ quản trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thị trường trong dài hạn.

 

Trong ngắn hạn, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng chưa có những nghiên cứu cụ thể về đánh giá tác động tức thời của việc rút ngắn (chỉ 1 ngày) thời gian giao dịch lên chỉ số. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường vừa trải qua đợt điều chỉnh mạnh, tâm lý nhà đầu tư cá nhân vẫn còn nhiều e ngại như hiện tại.

Song, VDSC cho biết họ nhận thấy trong tháng 09/2012, khi Ủy ban Chứng khoán áp dụng thay đổi T+4 sang T+3, giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân hàng tuần trong 12 tháng tiếp theo đã tăng 12% so với cùng kỳ so với khoảng thời gian trước đó, cũng trong bối cũng thị trường vừa giảm mạnh trong năm 2011 và kéo dài sang 2012.

“Ngoài ra, xét về hiệu quả cho một “trader” sử dụng đòn bẩy thì việc rút ngắn 1 ngày giao dịch cũng tương ứng lãi suất phải trả (cho một vòng quay cổ phiếu) sẽ giảm khoảng 25%. Giả sử ở mức dư nợ khoảng 100.000 tỉ đồng (như cuối quý I/2022), với mức lãi suất vay khoảng 13%/năm, thì số tiền lãi vay mà thị trường có thể tiết kiệm được là 3.250 tỉ đồng”, VDSC cho hay. 

 

Nhìn nhận về diễn biến của thị trường, VDSC cho hay họ nhận thấy những ngành có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tốt trong quý I/2022 như hàng tiêu dùng (thủy sản, F&B), dịch vụ tiêu dùng (bán lẻ), công nghệ thông tin, tiện ích (điện, nước), nguyên vật liệu (hóa chất), công nghiệp (logistics) vẫn tiếp tục thu hút dòng tiền và là “nơi trú ẩn” tương đối an toàn trong tháng 6. Điều này tiếp tục khẳng định sự phân hóa sâu sắc của dòng tiền trên thị trường.

“Mặc dù xu hướng tích cực về giá của những cổ phiếu thuộc các ngành trên có thể tiếp diễn cho tới khi những con số về lợi nhuận quý II được công bố, chúng tôi cũng nhận thấy áp lực chốt lời ngắn hạn cũng đã tăng lên đáng kể. Do đó, nhà đầu tư đang nắm giữ những cổ phiếu trên nên thận trọng quan sát và cân nhắc thời điểm chốt lời phù hợp đối với những cổ phiếu đã có đà tăng giá mạnh nhưng không được hỗ trợ một cách chắc chắn bởi triển vọng lợi nhuận các quý tiếp theo và có mặt bằng định giá cao hơn đáng kể so với trung bình quá khứ”, VDSC nhận định. 

Theo đó, VDSC khuyến nghị chốt lời/hạ tỉ trọng đối với các cổ phiếu thuộc nhóm thủy sản (VHC, ANV), vốn đã ghi nhận đà tăng giá mạnh mẽ trong thời gian qua, khi dự kiến lợi nhuận ngành nhiều khả năng sẽ tạo đỉnh trong quý II năm nay do lo ngại về nhu cầu tiêu thụ sẽ chậm lại trong thời gian tới. Ngoài ra, mức định giá tương đối cao sẽ là trở ngại để các cổ phiếu lớn như FPT và PNJ duy trì được đà tăng giá ngắn hạn.

Ở chiều ngược lại, VDSC kỳ vọng dòng tiền sau khi chốt lời có thể sẽ tìm đến các cổ phiếu đã có dấu hiệu tạo đáy ngắn hạn và kết các yếu tố như có kết quả kinh doanh quý II kỳ vọng khả quan nhưng chưa được phản ánh vào giá cổ phiếu và  có định giá tương đối rẻ hơn đáng kể so với trung bình quá khứ.

Có thể bạn quan tâm 

Ở kịch bản tích cực, VN-Index có thể vượt mốc 1.500 điểm


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới