Thị trường Việt Nam có thể được FTSE ra quyết định nâng hạng vào tháng 9/2025

Hình ảnh tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Ảnh: TL.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, nền kinh tế ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,42% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,38%, đóng góp 5,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,51%, đóng góp 44,28%; khu vực dịch vụ tăng 6,64%, đóng góp 49,76%. Như vậy, khu vực dịch vụ là điểm sáng của nền kinh tế khi đóng góp chính vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nhờ nhu cầu nội địa tăng và khách quốc tế đến Việt Nam phục hồi mạnh mẽ.
Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hằng Nga, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF), mức tăng trưởng cao này thì có thể được giải thích bởi hai yếu tố chính. Thứ nhất là ngành chế biến, chế tạo trong 6 tháng đầu năm 2024 thì riêng ngành chế biến, chế tạo đã đóng góp tới 30% tăng trưởng. Thứ hai và cũng là một động lực rất nữa là ngành du lịch. Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 tăng tới 58% so với cả cùng kỳ năm trước và tổng thu từ khách du lịch nước ngoài đạt khoảng 6 tỉ USD.
![]() |
“Tôi nghĩ là nền kinh tế sẽ tiếp tục có những tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng cuối năm 2024 cũng như là năm 2025”, bà Nga chia sẻ.
Theo đại diện của VCBF, những động lực tăng trưởng của nửa đầu năm sẽ tiếp tục, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Một điểm rất là đặc biệt là nếu chúng ta nhìn vào FDI giải ngân từ 2021 đến nay, thì trong vòng ba năm rưỡi qua, tổng FDI giải ngân chiếm khoảng 1/3 lượng FDI giải ngân trong vòng 30 năm trước đó. Một điểm nữa là động lực tăng trưởng từ ngành du lịch. Ngoài ra, Chính phủ đã có điều chỉnh lương cơ bản cũng như lương hưu từ ngày 1/7 và cũng tiếp tục hỗ trợ chính sách thuế khi mà tiếp tục cắt giảm VAT, qua đó cũng sẽ hỗ trợ cho tiêu dùng.
Liên quan đến động thái bán ròng của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bà Nga cho rằng đây cũng là một điều khá dễ hiểu khi cơ hội đầu tư ở các nước khác, đặc biệt là các nước phát triển đang rõ ràng hơn rất nhiều so với Việt Nam, kể cả là đầu tư vào trái phiếu hay cổ phiếu.
![]() |
Dòng tiền ở một số thị trường mới nổi như Việt Nam, Thái Lan, Brazil hay Trung Quốc đều bị giảm trong khi dòng tiền vào những nước phát triển như Mỹ hay châu u, Nhật Bản, Hàn Quốc đều tăng. Nếu chỉ nhìn từ đầu năm đến nay thì có tới 132.000 tỉ USD đổ vào thị trường Mỹ và trong vòng 12 tháng qua thì con số này rơi vào khoảng hơn 220.000 tỉ USD.
Về mục tiêu nâng hạng, theo bà Nga, chắc chắn nhất có thể là tháng 9/2025 thì thị trường Việt Nam sẽ được FTSE ra quyết định nâng hạng và điều này sẽ thu hút được dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài hơn. Giai đoạn sàng lọc và tìm kiếm các cơ hội đầu tư thì hiện tại không có quá nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài.
“Chúng tôi cũng rất mong Chính phủ có những giải pháp để thúc đẩy những công ty chất lượng lên sàn. Chẳng hạn như cân nhắc thêm một đợt miễn giảm thuế cho những doanh nghiệp niêm yết, để tạo ra một làn sóng mới niêm yết ở trên sàn giống như trước đây Chính phủ đã làm. Còn bản thân các doanh nghiệp thì phải nâng hạng công ty mình về mặt chất lượng quản trị, chiến lược kinh doanh, sự minh bạch để nhà đầu tư tin tưởng và đầu tư lâu dài”, bà Nga chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Kỳ vọng lãi suất cho vay trung bình sẽ đi ngang
Nguồn Talkshow Phố Tài chính
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Giáo sư Justin Yifu Lin (Thanh Hằng ghi)
-
Quỳnh Anh