Thông tư 22 dồn BIDV vào thế khó?
Thông tư 22 dồn BIDV vào thế khó? Ảnh: Tuoitre
Ngày 15/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 22 thay đổi quy định giới hạn tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng (LDR). Trong đó, NHNN có động thái siết chặt hơn cho các Ngân hàng Thương mại (NHTM) Nhà nước và nới lỏng cho các NHTM tư nhân.
Cụ thể, từ ngày 01/01/2020, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) tối đa ở mức 85% cho tất cả Ngân hàng theo Thông tư 22/2019/NHNN, so với quy định trước đây, NHNN đã có động thái siết chặt hơn tỷ lệ này đối với nhóm NHTM Nhà nước (tỷ lệ tối đa trước đây là 90%) và nới lỏng cho nhóm Ngân hàng Thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài (tỷ lệ trước đây là 80%).
Về điều này, Công ty chứng khoán KB Việt Nam nhận định nhóm NHTM Nhà nước, đặc biệt là 2 Ngân hàng chưa đạt chuẩn Basel II là BIDV và Vietinbank sẽ chịu tác động từ thông tư trên. Tính toán tỷ lệ LDR theo thông tư 36 cho thấy LDR của 2 Ngân hàng này đang ở mức 84% và 85,5% trong quý I/2019. Bên cạnh đó, KBSV đánh giá việc 2 Ngân hàng này chưa đạt chuẩn Basel II sẽ khiến cho dư địa mở rộng tín dụng trong 2020 sẽ không còn nhiều.
Và trong báo cáo mới được công bố ngày 28/11, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã hạ dự phóng lợi nhuận mục tiêu của Ngân hàng BIDV trước những tác động của Thông tư 22.
VCSC hạ dự phóng lợi nhuận đối với BIDV. |
Cụ thể, VCSC giảm lợi nhuận dự phóng của BIDV chủ yếu do giảm giả định thu nhập lãi vay thuần và khoản thu nhập từ hoạt động giao dịch và đầu tư chứng khoán. VCSC cũng cho rằng Thông tư 22/2019/TTNHNN (TT 22) sẽ có tác động tiêu cực nhẹ đối với tăng trưởng tín dụng của BIDV từ năm 2020 trở đi. Do đó, Công ty chứng khoán này giảm dự báo tăng trưởng tín dụng từ 14% còn trung bình 12% trong giai đoạn 2020F-2024F.
Theo đánh giá của VCSC, BIDV sẽ xử lý 279 triệu USD nợ VAMC trong năm 2019, dẫn đến chi phí dự phòng tăng 11,1% so với năm trước, chi phí dự phòng chiếm 66% lợi nhuận từ HĐKD trước dự phòng trong năm 2019.
Đề cập đến những rủi ro của BIDV, VCSC nhận định việc BIDV cần tăng vốn nhằm củng cố tăng trưởng cho vay trong tương lai, dẫn đến rủi ro pha loãng giá cổ phiếu. Ngoài ra, khủng hoảng ngành ngân hàng đến từ các yếu tố vĩ mô sẽ ảnh hưởng chi phí tín dụng trong bối cảnh quy mô dư nợ cho vay lớn của BIDV.
NCĐT tổng hợp |
Theo báo cáo tài chính hợp nhất tính III/2019, tại thời điểm 30/09, dư nợ cho vay của BIDV là 1,073 triệu tỷ đồng, tăng nhẹ 0,8% so với quý II/2019. Tuy nhiên đi cùng với đó, nợ xấu (không bao gồm nợ đã bán cho VAMC) cũng liên tục tăng qua từng thời điểm. Tính đến 30/09, tổng nợ xấu (không bao gồm VAMC) là hơn 22.600 tỷ đồng, tăng 4,7% so với quý II/2019. Cũng trong quý III/2019, khoản nợ trái phiếu tại VAMC của BIDV giảm hơn 63% so với quý II/2019.
Tỷ lệ nợ xấu trong cả hai trường hợp bao gồm nợ đã bán cho VAMC và không bao gồm nợ đã bán cho VAMC đều tăng tính từ quý I/2018 đến quý III/2019.
Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu (không bao gồm nợ đã bán cho VAMC) ở mức 2,09%, tăng so với mức 1,98% tại thời điểm kết thúc quý II/2019.
Về mặt định giá cổ phiếu, VCSC đánh giá "Kém khả quan" đối với cổ phiếu BID.
►KBSV: Điều chỉnh tỷ lệ LDR là hành động nhằm cải thiện sức khỏe hệ thống Ngân hàng
►BIDV sau 9 tháng: Lãi giảm, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng
►Vì sao lợi nhuận của BIDV trong quý II đi lùi?
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư