3 "ác mộng" có thể đẩy kinh tế toàn cầu năm 2015 vào suy thoái
Theo đó, Mỹ có lẽ vẫn là điểm sáng duy nhất của kinh tế toàn cầu khi giới chuyên gia đều cho rằng, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ ngày càng phục hồi mạnh mẽ hơn kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.
Tất nhiên, không phải mọi thứ đều tươi sáng như vậy. Các chuyên gia phân tích và kinh tế đã chỉ ra một số rủi ro lớn có thể khiến kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái trầm trọng trong năm 2015.
Khủng hoảng tín dụng tại Trung Quốc
Trong ít nhất 6 năm qua, Trung Quốc luôn bị liệt vào danh sách là một trong những rủi ro lớn đối với nền kinh tế toàn cầu mặc dù chưa một lần chính thức rơi vào suy thoái hay khủng hoảng nào. Tuy nhiên, giới chuyên gia dường như vẫn giữ quan điểm thận trọng với "quả bom nổ chậm" này.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế kinh tế cho rằng, vẫn chưa quá muộn để chính phủ Trung Quốc giải quyết tình trạng tăng trưởng trì trệ và nguy cơ suy thoái cận kề. Theo đó, Trung Quốc cần kìm hãm tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải để vừa có thể ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế vừa không mất kiểm soát về nợ xấu.
Nguồn: Nomura |
Gần đây, tín dụng Trung Quốc đang tăng trưởng rất nhanh trong khi thị trường chứng khoán lại liên tục tăng kỷ lục, đặc biệt sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hạ lãi suất. Theo nhận định của một số chuyên gia, với bối cảnh này, chính phủ Trung Quốc chắc chắn vẫn chưa ngay lập tức áp dụng các biện pháp can thiệp.
Khủng hoảng nợ của khối thị trường mới nổi
Chuyên gia phân tích kinh tế và chính sách tiền tệ Claudio Borio tại Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cho rằng, đà tăng giá mạnh của USD đang là mối đe dọa lớn đối với gánh nặng nợ của các thị trường mới nổi.
Nguồn: Geneva Report |
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển, khối doanh nghiệp và ngân hàng đang vay nợ ngoại tệ (chủ yếu là USD) rất lớn. Chính vì vậy, mức nợ của những nước này phụ thuộc rất lớn vào tỷ giá giữa nội tệ và USD. Nếu USD giảm giá, gánh nặng nợ cũng theo đó sẽ giảm bớt và ngược lại, khi USD tăng giá, các khoản nợ sẽ ngày càng lớn hơn.
Đã từng xảy ra một số cuộc khủng hoảng tại các thị trường mới nổi có liên quan đến đà tăng giá của USD. Điển hình là khủng hoảng châu Á vào cuối những năm 1990, khủng hoảng tại châu Mỹ Latin vào những năm 1980. Vào 2 thời điểm này, USD đều đang trong thời kỳ tăng giá mạnh.
Trong khi đó theo báo cáo thường niên Geneva, "núi nợ" của khối thị trường mới nổi đang lớn hơn rất nhiều so với thời điểm khi khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009 bắt đầu. Ngược lại, thị trường chứng khoán của các nước mới nổi lại gần như không tăng trưởng, thậm chí quy mô lại đang có xu hướng giảm dần.
Khủng hoảng khu vực đồng euro
Chính phủ liên minh Eurozone vốn đang rất chật vật để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và áp lực lạm phát. Trong khi đó, vấn đề chính trị tại các nước thành viên liên tục nảy sinh với sự trỗi dậy của đảng chống chính sách "thắt lưng buộc bụng" tại Pháp, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Trong bối cảnh tồn tại nhiều đảng phái như vậy, chính phủ liên minh càng dễ bị tổn thương và châu Âu chắc chắn không thể chống đỡ thêm cú sốc lớn nào nữa.
Nguồn DVO/ Business Insider
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư