Hủy
Thế giới

7 vụ phá sản doanh nghiệp chấn động trong năm vừa qua

Mỹ Quyên Thứ Ba | 09/01/2024 20:13

Tất nhiên, nộp đơn không nhất thiết có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phá sản. Ảnh: Getty Images.

Nhiều doanh nghiệp ở Mỹ nộp đơn xin phá sản để giảm bớt một số hoạt động, giảm nợ và tiết kiệm chi phí.
 

2023 là một năm khó khăn đối với một số nhà bán lẻ và doanh nghiệp tên tuổi ở Mỹ. Khi nền kinh tế vừa trải qua đại dịch COVID-19, các công ty phải đối mặt với một danh sách dài các vấn đề phát sinh từ chi phí cao, thiếu hụt nguồn cung và cạnh tranh ngày càng tăng.

Kết quả là một số tên tuổi lớn đã nộp đơn xin phá sản vào năm vừa qua.

Tất nhiên, nộp đơn không nhất thiết có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phá sản. Nhiều doanh nghiệp ở Mỹ nộp đơn xin phá sản để giảm bớt một số hoạt động, giảm nợ và tiết kiệm chi phí. Một lộ trình phổ biến là phá sản theo Chương 11, cho phép công ty giải quyết các vấn đề tài chính thông qua việc tái tổ chức.

WeWork

WeWork đã có một chặng đường đầy thử thách vào năm 2023. Từng là startup có giá trị nhất quốc gia, tưởng chừng như công ty đã có thể thay đổi bản chất công việc ở Mỹ. Trước bối cảnh đó, đã có không ít người so sánh sự gia tăng nhanh chóng và sụp đổ đầy hỗn loạn của WeWork với sự thất bại của Fyre Festival và FTX.

Thị trường không quá ngạc nhiên khi công ty đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 vào tháng 11, theo sau thông báo gặp khó khăn trong việc trả nợ vì đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cốt lõi: có nhiều người làm việc tại nhà hơn.

Thực chất thì kỳ lân công nghệ đã có những dấu hiệu đổ vỡ từ lâu trước COVID-19. Một nỗ lực IPO thất bại vào năm 2019 đã làm sáng tỏ hoạt động kinh doanh, cho thấy khoản lỗ lớn hơn dự kiến.

WeWork cho biết họ sẽ vẫn mở và hoạt động trong khi đàm phán lại các hợp đồng thuê và nghĩa vụ nợ.

Rite Aid 

Sau một chuỗi các vấn đề xảy ra với các cửa hàng thuốc, Rite Aid đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 vào tháng 10.

Giống như CVS và Walgreens, Rite Aid đã phải giải quyết các vụ kiện tốn kém xuất phát từ cáo buộc kê đơn thuốc opioid bất hợp pháp cho khách hàng. Tuy nhiên, không giống như các đối thủ của mình, Rite Aid đang thua cuộc trước khoản nợ ngày càng tăng và không thể phục hồi về mặt tài chính.

Công ty cho biết họ đã đảm bảo được 3,5 tỉ USD tài chính và các thỏa thuận giảm nợ từ những đơn vị cho vay để giữ cho công ty tồn tại vượt qua giai đoạn phá sản. Công ty cho biết sẽ đẩy nhanh tốc độ đóng cửa hàng và bán bớt một số hoạt động kinh doanh, như Elixir Solutions; và cũng bổ nhiệm một CEO mới.

Bed Bath & Beyond​

Vào tháng 4 năm rồi, Bed Bath & Beyond, từng là một trong những cái tên hàng đầu trong mảng bán lẻ đồ dùng gia đình đã nộp đơn phá sản. Công ty đã đóng cửa 360 cửa hàng cuối cùng và 120 cửa hàng buybuy BABYs.

Tuy nhiên logo màu xanh nổi tiếng của thương hiệu này vẫn sẽ xuất hiện vì được Overstock.com mua lại. Động thái này đã hợp nhất mô hình kinh doanh trực tuyến và danh mục hàng hóa của Overstock với các sản phẩm có thương hiệu phổ biến được người mua sắm Bed Bath & Beyond ưa chuộng.

Ảnh: Reuters.
Ảnh: Reuters.

Công ty từ lâu đã thu hẹp hoạt động để tiết kiệm tiền. Trước đó vào năm 2023, họ cho biết sẽ  đóng cửa  khoảng 400 chi nhánh nhưng sẽ tiếp tục mở các cửa hàng có lãi ở các thị trường trọng điểm.

Tuesday Morning

Một cửa hàng bán đồ gia dụng khác phá sản vào năm 2023 là Tuesday Morning, đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 vào tháng 2 vì “nợ nần quá nặng nề”. Đây là lần phá sản thứ hai trong vòng ba năm.

Vào tháng 5, công ty tuyên bố sẽ ngừng kinh doanh và đóng cửa toàn bộ 200 cửa hàng.

Vụ phá sản đầu tiên xảy ra vào tháng 5/2020, trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch do việc đóng kéo dài gây ra “rào cản tài chính không thể vượt qua”. Cách đây 3 năm, Tuesday Morning có đến 700 chi nhánh.

Party City

Bữa tiệc đã kết thúc đối với thương hiệu cung cấp đồ dùng tiệc tùng Party City, khi công ty này nộp đơn xin phá sản vào tháng 1/2023, do bị đè nặng bởi sự cạnh tranh và nhiều năm thua lỗ tài chính. Trong hồ sơ pháp lý, họ cho biết đã đạt được thỏa thuận với các chủ nợ để cắt giảm khoản nợ 1,7 tỉ USD.

Tuy nhiên, vào tháng 9, hãng đã thoát khỏi tình trạng phá sản sau khi một thẩm phán Mỹ phê chuẩn kế hoạch tái tổ chức.

Ảnh: Getty Images.
Ảnh: Getty Images.

Theo công ty, kế hoạch này sẽ xóa gần 1 tỉ USD khoản nợ của Party City, và trong khi một số trong gần 800 cửa hàng của Party City ở Mỹ sẽ đóng cửa do thỏa thuận phá sản, thì phần lớn sẽ vẫn mở.

SmileDirectClub

Công ty chỉnh nha telehealth đã đóng cửa vào tháng 12, chưa đầy ba tháng sau khi nộp đơn xin phá sản theo Chương 11.

Công ty này bán dụng cụ chỉnh răng, với thời gian điều trị thông thường là 4-6 tháng. Công ty khuyến khích những khách hàng đang bị mắc kẹt trong quá trình điều trị hãy tham khảo ý kiến ​​của các văn phòng nha khoa địa phương.

SmileDirectClub, được thành lập vào năm 2014, đã từng tự quảng bá là một giải pháp thay thế hợp lý cho chỉnh nha truyền thống với sứ mệnh “dân chủ hóa khả năng tiếp cận nụ cười mà mỗi người đều yêu thích với giá cả phải chăng và thuận tiện."

Trong một tuyên bố, công ty cho biết việc tái cơ cấu sẽ “cho phép SmileDirectClub phát triển mạnh mẽ với tư cách là công ty dẫn đầu về chăm sóc răng miệng quốc tế trong nhiều năm tới” và nhấn mạnh ý định “tiếp tục cung cấp dịch vụ chăm sóc răng miệng với giá cả phải chăng và dễ tiếp cận cho khách hàng mà không bị gián đoạn”.

Lordstown Motors

Nhà sản xuất xe điện đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 vào tháng 6 và rao bán.

Lordstown, lấy tên từ cơ sở công nghiệp ở Ohio, là huyết mạch cho nền kinh tế địa phương, họ đã mua lại nhà máy từ GM vào năm 2019 để sản xuất ô tô nhỏ cho nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ. Vào thời gian đầu, công ty sử dụng 1.600 lao động, đến cuối năm 2022 chỉ có 260 nhân viên toàn thời gian. Vào năm 2021, chỉ vài năm sau khi ra mắt, thương hiệu này đã cảnh báo rằng họ có thể ngừng kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm: 

Trong kỷ nguyên Internet không quảng cáo, doanh thu đến từ đâu?

Nguồn CNN


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới