Cần đến 441 tỉ USD để tái thiết Ukraine
Cây cầu Irpin bị phá hủy vào tháng 9. Ảnh: Michal Siarek.
Một đánh giá chung do Chính phủ Ukraine, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ủy ban Châu Âu và Liên hợp quốc công bố ước tính rằng chi phí tái thiết và phục hồi ở Ukraine đã tăng lên 411 tỉ USD. “Đánh giá nhu cầu và thiệt hại nhanh” (RDNA2) này bao gồm các thiệt hại và tổn thất trong 12 tháng sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine vào ngày 24/2/2022, với các nhu cầu tái thiết trong giai đoạn 2023 đến 2033.
Như được mô tả trong thông cáo báo chí của Ngân hàng Thế giới, "RDNA2 cung cấp đánh giá toàn diện về tác động chiến tranh trên 20 lĩnh vực khác nhau. RDNA2 định lượng thiệt hại vật chất trực tiếp đối với cơ sở hạ tầng và kiến trúc, đồng thời mô tả tác động đối với cuộc sống và sinh kế của người dân." Như biểu đồ bên dưới minh họa, các lĩnh vực có nhu cầu phục hồi tài chính lớn nhất là giao thông (92 tỉ USD), nhà ở (69 tỉ USD) và năng lượng & khai khoáng (47 tỉ USD).
Một khoản đáng chú ý khác là quản lý nguy cơ cháy nổ, cần gần 40 tỉ USD. Chi phí để khắc phục tàn tích chất nổ sau chiến tranh cũng chiếm phần lớn ( như đạn pháo, lựu đạn, súng cối, tên lửa, bom thả từ trên không và đạn chùm chưa nổ, mìn đã được cả hai bên sử dụng rộng rãi trong chiến tranh).
Nhận xét về báo cáo nhu cầu tái thiết, ông Denise Brown, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Ukraine cho biết: “Đằng sau mỗi ngôi nhà, bệnh viện, hoặc trường học bị phá hủy, là cuộc sống của người Ukraine bị ảnh hưởng trầm trọng. Trong RDNA2 chỉ ước lượng được sự mất mát về vật chất thì tổn thương tâm lý lại không thể định lượng được, và đây là hạng mục không thể xây dựng lại.
Có thể bạn quan tâm:
Lợi nhuận của Samsung giảm 95% do nhu cầu chip nhớ yếu
Nguồn Statista
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn