Hủy
Thế giới

Giá nhân công giảm - toàn cầu hóa không phải là thủ phạm

Chủ Nhật | 15/12/2013 16:17

 

Trong bài viếtđăng trên Finance Time, Jagdish Bhagwati đã tổng kết một số lậpluận chỉ ra nguyên nhân thực chất nằm ở tiến bộ công nghệ. Jagdish Bhagwati làgiáo sư của trường đại học Columbia, thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Mỹ, tác giả của cuốn sách Bào chữa cho toàn cầuhóa.

Chúng ta hiện đang phải nghehàng ngày vô số những ý kiến về tình trạng suy thoái dài hạn của tiền lương lao động. Nhiều ngườitin rằng sinh kế trong tương lai của tầng lớp trung lưu đang bị đe dọa.

Lou Dobbs của CNN, nhóm nghiên cứu việc làm của Viện Chính sách Kinh tế vàgần như toàn bộ thành viên Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Quốc hội mới đây đều tin rằng toàn cầuhóa đã gây ra những thiệt hại kinh tế cho thị trường việc làm và tầng lớp trung lưu. Do vậy trongvấn đề này, tất cả đều thống nhất ý kiến muốn dựng nên những rào cản - thậm chí đóng hẳn cửa - quanhệ thương mại với những nước nghèo và trong một số trường hợp là với lực lượng lao động thiếu kỹnăng di cư từ những nước này.

Những người ủng hộ toàn cầuhóa, tuy nhiên lại tỏ ra đuối lý: họ thường lập luận vòng vo rồi thừa nhận những ý kiến chỉ tríchvới toàn cầu hóa - mặt khác lại cho rằng phải chấp nhận những tác động không mong muốn đó của toàncầu hóa song sẽ thu được những lợi ích để đương đầu với những khó khăn đó bằng những cáchkhác.

Trên thực tế, những lý lẽ củanhững ủng hộ viên của toàn cầu hóa vững vàng hơn là họ tưởng. Đã có những nghiên cứu kiểm tra lại những lập luận vẫnthường liên kết toàn cầu hóa với các thiệt hại.

Thứ nhất, tất cả những nghiêncứu thực nghiệm, bao gồm những nghiên cứu được thực hiện bởi những nhà kinh tế học hàng đầu hiệnnay (như Paul Krugman ở đại học Princeton và Robert Feenstra của đại học California), chỉ ra rằngnhững tác động không mong muốn của thương mại lên tiền lương lao động là rất không đáng kể. Kết quảthực nghiệm của chính Jagdish Bhagwati cũng đưa đến kết luận rằng tác động của thương mại với cácnước nghèo có lẽ thậm chí đã kiểm soát áp lực giảm giá nhân công nhờ vào tốc độ thay đổi mau lẹ củanhững công nghệ thay thế cho các loại lao động giản đơn.

Thứ hai, các kết quả kinh tếlượng của các nhà kinh tế lao động hàng đầu khi nghiên cứu các dòng di cư của các lao động thiếu kỹnăng vào Mỹ cũng cho các kết quả tương tự. Nghiên cứu gần đây nhất của George Borjas và Larry Katzở đại học Havard cũng chỉ ra tác động rất mờ nhạt lên tiền lương lao động.

Liệu có thể quá trình toàn cầuhóa đã làm giảm khả năng mặc cả của người lao động và do vậy tạo áp lực giảm tiền công lao động?Điều này thực sự đáng ngờ. Thứ nhất, lập luận này không xác đáng khi người sử dụng lao động vàngười lao động đều ở trong một thị trường cạnh tranh và người lao động được trả tiền thôiviệc.

Có một thực tế là hơn 10% laođộng trong khu vực tư nhân của Mỹ là thành viên của nghiệp đoàn.

Thứ hai, nếu nói rằng việc thúcđấy toàn cầu hóa đã làm giảm liên kết giữa các thành viên, điều này cũng đáng ngờ. Tình trạng mấtđoàn kết đã diễn ra trong hơn hai thập kỷ qua toàn cầu hóa vừa qua mà không cho thấy có mặt tácnhân thúc đẩy có ý nghĩa nào suốt hai thập kỷ qua và được quy cho những điều khoản không có lợi chonghiệp đoàn của điều luật già cỗi hơn nửa thế kỷ Taft-Hartleylàm tê liệt khả năng yêu sách

Liệu dòng vốn chảy ra ngoài quacác khoản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có làm giảm lượng vốn có thể dùng để hỗ trợ việc làm chonhững lao động thiếu kỹ năng trong nước và do vậy góp phần làm giảm giá nhân công? Nhìn vào dữliệu, nước Mỹ đã nhận dòng đầu tư thông qua cổ phiếu cũng nhiều như nó đã mẩt ra ngoài trong haithập kỷ qua. Rõ ràng là không thể xem xét vấn đề một cách phiến diện.

Thủ phạm không phải là toàn cầuhóa mà chính là những thay đổi trong công nghệ đã tiết kiệm sức lao động và đặt áp lực lên tiếnlương của những lao động không đòi hỏi kỹ năng. Tiến bộ công nghệ liên tục thúc đẩy các tổ chứckinh tế trong việc sử dụng lao động thiếu kỹ năng. Có nhiều luận chứng dựa trên thực nghiệm vànhững bằng chứng cho vấn đề này. Một ví dụ thường được dẫn ra từ phimcủa Charlie Chaplin, phim. Hãy nhớ lại anh công nhân đã cáu tiết thế nào với dây chuyển lắp ráp,chuyển động máy móc và cuối cùng thao tác vặn ốc xâm chiếm hoàn toàn anh ta. Ngày nay có những dây chuyền lắp ráp thậm chí không có cảcông nhân. Hệ thống được máy tính quản lý trong một buồng kính phía trên, với những kỹ sư có trìnhđộ cao chịu trách nhiệm kiểm soát.

Thay đổi công nghệ đang mở rộngnhanh chóng trên cả hệ thống. Điều này một cách tự nhiên tạo ra, trong ngắn hạn, áp lực về công ănviệc làm của thế hệ lao động đang bị thay thế.

Nhưng chúng ta cũng biết quakinh nghiệp từ hai thập kỷ qua rằng chúng ta thường có đường cong phát triển dưới dạng chữ J ở đây,khi việc tăng năng suất được đảm bảo, nó sẽ đẩy mức lương lao động cao lên, ngoại trừ những trườnghợp xuất hiện những khó khăn về mặt vĩ mô.

Vậy tại sao trong các thống kêvề lương lao động trong gần suốt 2 thập kỷ qua cho thấy những hiệu quả rõ rệt .

Tôi ngờ rằng câu trả lời nằmtrong cường độ thay thế của lao động ít kỹ năng do sự thay đổi từ nền tảng với công nghệ thông tinvà trên thực tế quá trình này hiện nay vẫn đang tiếp tục - không giống như sự thay đổi ngắt quãngtrong quá khứ như với kỹ nghệ đầu máy hơi nước. Trước khi thị trường lao động đuổi kịp gia đoạntăng lên trong đường cong chữ J, nó lại đã rơi vào một chu kỳ thay đổi công nghệ mới, cho nên nhữnglớp lao động đó lại rơi vào đoạn giảm của một đường cong chữ J khác.

Áp lực lên tiền lương đang trởnên tàn nhẫn, duy trì trong những giai đoạn lâu hơn kinh nghiệm trước đó với những thay đổi về côngnghệ đã giảm bớt các lao động không cần kỹ năng. Những thay đổi công nghệ này,liên tiếp vàkhông ngừng nghỉ, không có gì để làm với toàn cầu hóa.


[i]Lou Dobbs là nhàphân tích và là người phụ trách mục thị trường tài chính của kênh truyền hình CNN.

[ii] Điều luật Taft-Hartley là tên gọi thông dụng của Điều luật vềquan hệ quản lý-lao động, là một luật của Mỹ có phạm vi toàn liên bang giới hạn ngặt nghèo các hoạtđộng và quyền lực của các nghiệp đoàn lao động. Điều luật này được Thượng nghị sĩ Robert Taft và Hạnghị sĩ Fred A. Hartley vận động đưa vào và ủng hộ nhiệt thành. Tổng thống Harry S. Truman từng môtả điều luật này như một luật về những nô lệ và coi nó"chống lại những nguyên tắc quan trọng của một xã hội dân chủ." Tuy nhiên bất chấp sự phủ quyết củaTruman, năm 1947, điều luậtnày vẫn được Quốc hội thông qua và bổ sung vào Luật Quan hệ Lao độngQuốc gia (NLRA).

Nguồn Dân trí


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới