Hủy
Thế giới

ILO cảnh báo tình trạng thất nghiệp và bất bình đẳng gia tăng

Thứ Ba | 20/01/2015 20:02

Trong khi khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng cùng với môi trường đầu tư bấp bênh đang cản trở các nước phục hồi từ sau khủng hoảng tài chính 2008.
 

Trong khi khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng cùng với môi trường đầu tư bấp bênh đang cản trở các nước phục hồi từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Báo cáo của ILO dự báo năm 2019 thế giới sẽ có trên 212 triệu người không có việc làm, cao hơn con số 201 triệu người không có việc làm hiện nay.

Phát biểu trước báo giới tại Geneva, người đứng đầu ILO, Guy Ryder nói rằng kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ì ạch và chiều hướng này rõ ràng sẽ để lại hậu quả.

Số việc làm bị mất trên toàn cầu kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2008 là 61 triệu việc làm.

Ước tính đến năm 2019, thế giới cần tạo ra thêm 280 triệu việc làm để bù đắp cho số việc làm bị mất đi do tác động của khủng hoảng. Điều này đồng nghĩa rằng cuộc khủng hoảng việc làm sẽ còn lâu mới kết thúc.

Báo cáo của ILO nhận định thị trường việc làm của Mỹ, Nhật Bản và nước Anh có sự cải thiện, song thị trường lao động tại nhiều nền kinh tế phát triển ở châu Âu vẫn còn nhiều điểm đáng lo ngại.

Chính sách "thắt lưng buộc bụng" đang góp phần đáng kể vào việc làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tại "lục địa già." Theo báo cáo trên, tỷ lệ thất nghiệp của Đức có thể sẽ tăng từ mức 4,7% hiện nay lên 5% vào năm 2017, song tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone, sẽ giảm xuống dưới mức hai con số.

Bên cạnh đó, sự rớt giá mạnh của dầu thô và khí đốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình việc làm tại các nước sản xuất dầu mỏ tại Mỹ Latinh, châu Phi và thế giới Arab.

Trong khi đó, trên toàn cầu, cứ 10 người thì có một người trong tình trạng cực kỳ nghèo túng, với thu nhập dưới 1,5 USD/ngày. Tình trạng bất bình đẳng về thu nhập tại một số nền kinh tế tiên tiến hiện tương đương mức của các nền kinh tế mới nổi.

ILO cho rằng chênh lệch thu nhập ngày càng nới rộng, với 10% số người giàu nhất thế giới đang chiếm khoảng 30-40% tổng thu nhập toàn cầu, trong khi 10% số người nghèo nhất có thu nhập chỉ chừng 2-7% tổng thu nhập toàn thế giới.

Chiều hướng này làm giảm lòng tin vào chính phủ các nước, đồng thời đẩy nguy cơ căng thẳng xã hội lên cao./.

Nguồn Vietnam+


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới