Hủy
Thế giới

Kim Jong-un và bí ẩn Triều Tiên

Thứ Hai | 13/10/2014 14:47

Thế giới biết quá ít về những gì đang diễn ra ở Triều Tiên, và những thứ người ta tưởng chừng đã biết về Triều Tiên lại thường không đúng.
 

Sự mất tích bí ẩn của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã làm dấy lên không ít đồn đoán của dư luận thế giới. Nguồn tin cho rằng ông Kim Jong-un đang có vấn đề về sức khỏe, trong khi cũng có nguồn tin cho rằng rất có thể ông đã vừa trải qua một cuộc đảo chính quân sự.

Tất cả điều này càng làm rõ một thực tế rằng thế giới biết quá ít về những gì đang diễn ra ở Triều Tiên – Vương quốc của những bí ẩn.

Và đặc biệt, những thứ ít ỏi mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết thì lại thường không đúng. Triều Tiên trong trí tưởng tượng của hầu hết mọi người đều là một đất nước nghèo túng, với người dân gầy gò ăn mặc lỗi mốt.

Nhưng ngày nay bất cứ du khách nước ngoài nào đến Bình Nhưỡng đều nhận thấy, ở thành phố này, tuy hiếm thấy ai béo phì (do đói nghèo) thì các nhà hàng bắt đầu mọc lên như nấm. Giao thông cũng bắt đầu tắc nghẽn thường xuyên hơn.

Ngày nay, để hiểu Triều Tiên, người ta cần phải thừa nhận rằng kinh tế nước này tuy vẫn ảm đạm nhưng không thể sụp đổ. Thực tế, kể từ sau những năm 1990, kinh tế Triều Tiên đã phát triển dần dần, ổn định.

Bình Nhưỡng đã ngừng phát hành số liệu thống kể từ nửa thế kỷ nay, nên rất khó để biết chính xác tốc độ tăng trưởng của Triều Tiên. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương Hàn Quốc ước tính, trong thập kỷ qua, tăng trưởng GDP trung bình của Triều Tiên khoảng 1,3%. Một số nhà quan sát cho rằng, số liệu thực có thể cao hơn 1 chút, khoảng gần 2%.

Con số này còn quá khiêm tốn, đặc biệt khi so sánh với các nước Đông Á. Tuy nhiên, nó cho thấy kinh tế Triều Tiên tăng trưởng tốt hơn những gì người ta tưởng tượng.

Năm ngoái, Triều Tiên cũng đạt thêm 1 thành tựu đáng kể nhưng thế giới hầu như không “ngó ngàng” đến nữa đó là lần đầu tiên trong gần 3 thập kỷ, nông dân Triều Tiên đã có thể tự sản xuất đủ lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước.

Những năm 1990, sản lượng công nghiệp của Triều Tiên giảm 1 nửa trong khi nông nghiệp sụp đổ kéo theo nạn đói. Đa số người dân Triều Tiên khi đó tồn tại được nhờ lập ra một nền kinh tế thị trường ngầm.

Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân khởi nghiệp quy mô đều rất nhỏ, trong khi đó, người nông dân tự sản xuất lương thực. Công nhân Triều Tiên bắt đầu sử dụng các công cụ từ nhà máy quốc doanh để làm ra sản phẩm của riêng mình, sau đó đem bán. Một số người đã mở các nhà hàng bí mật, trong khi số khác làm nghề may vá. Thị trường Triều Tiên từ đó dần mở cửa.

Một số thành phần trong tầng lớp doanh nhân ở Triều Tiên trở nên giàu có và bắt đầu tìm kiếm các cơ hội đầu tư béo bở hơn. Các xưởng tư nhân, nhà hàng mọc lên ngày càng nhiều.

Giới quan sát bên ngoài thừa nhận, tình hình kinh tế ở Triều Tiên đang cải thiện rõ rệt, tuy nhiên cũng hoài nghi rằng, tốc độ tăng trưởng đó chỉ giới hạn ở Bình Nhưỡng.

Những bằng chứng cho thấy, ngay cả ở nông thôn, đời sống của người dân đã ngày một khấm khá hơn. Chính quyền Triều Tiên đã ban hành cải cách nhỏ năm 2012 nhằm chuyển dịch ngành nông nghiệp. Nhờ đó, nông dân Triều Tiên ngày nay được phép đăng ký lao động cho gia đình mình và được phép giữ lại 1/3 những gì họ sản xuất được (phần còn lại nộp cho Nhà nước).

Ở Bình Nhưỡng, người thành phố đã có thể tận hưởng những thứ mà người nông thôn cho rằng xa xỉ viển vông, như nhà có hệ thống nước nóng.

Giao dịch bất động sản bị cấm ở Triều Tiên nhưng thực tế hoạt động này vẫn xảy ra và ngày càng phổ biến. 15 năm trở lại đây, giá nhà đất ở Bình Nhưỡng đã tăng gần 10 lần cho thấy sức mua của người dân đang tăng. Một căn hộ 3 phòng ngủ hiện nay có giá khoảng 70.000 USD, ở nông thông, một căn hộ tương tự chỉ khoảng 15.000 USD, nhưng vẫn gấp 7 lần đầu những năm 2000.

Nguồn Theo DVO/Bloombergview


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới