Hủy
Thế giới

Làn sóng hạn chế xuất khẩu: Mối nguy cho kỷ nguyên chuỗi cung ứng toàn cầu?

Mạnh Đức Thứ Tư | 10/07/2019 13:00

Ảnh: Bloomberg.

Quan hệ thương mại đang suy yếu và chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, vốn sản xuất ra rất nhiều hàng hóa rẻ hơn, cũng đối mặt với nhiều rủi ro.
 

Thương mại toàn cầu đang chậm lại. Sau khi phát triển mạnh mẽ trong những năm trước cuộc khủng hoảng tài chính, tổng giao dịch hàng hóa thế giới đã không thay đổi nhiều kể từ thời điểm đó. Tính đến tháng 4/2019, con số này tăng so với năm 2010.

Cuối năm 2018 và đầu năm 2019 đã chứng kiến ​​sự sụt giảm về khối lượng thương mại, có thể là do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump, chống lại Trung Quốc, hoặc do nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. Trong khi đó, 9/10 thước đo thương mại mà Bloomberg theo dõi thấp hơn mức trung bình dài hạn của họ.

Cho đến nay, sự suy giảm thương mại là không nhiều - thực tế thì nhẹ hơn nhiều so với sự suy giảm vào cuối năm 2014 và 2015.

Lan song han che xuat khau: Moi nguy cho ky nguyen chuoi cung ung toan cau?
Chỉ số thương mại toàn cầu suy giảm.

Nhưng chúng ta cũng lưu ý rằng may mắn này có thể không tiếp tục xảy ra. Một số chuye6ng ia dự đoán rằng một sự sụt giảm lớn hơn nhiều đang ở trước mắt, dựa trên các chỉ số như sự sụt giảm giá cổ phiếu của FedEx

Theo truyền thống, giá cổ phiếu của một công ty vận tải quốc tế báo hiệu sự chậm lại trong thương mại toàn cầu. Nhưng sự sụt giảm của FedEx lần này có thể là do những sai lầm của công ty hơn là do những chuyển động trong nền kinh tế rộng lớn hơn.

Tại sao chiến tranh thương mại lại chỉ có tác động rất ít lên thương mại? Một lý do có thể là tác động của thuế quan đã bị vô hiệu hóa do thay đổi tỷ giá hối đoái. Một điều nữa có thể là thuế quan của Trump đối với Trung Quốc dường như không thể phá vỡ cấu trúc của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc và xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đều giảm. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc sản xuất những hàng hóa đó đã quay trở lại các quốc gia nơi hàng hóa được tiêu thụ. Ví dụ, các công ty đa quốc gia có thể chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng họ thường chỉ chuyển nó sang các nước khác, chẳng hạn như đến Việt Nam, Malaysia, Đài Loan hoặc đến các địa điểm bên ngoài Đông Á. Thêm vào đó, nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam, Hàn Quốc và Ấn Độ đang tăng mạnh. Ngoài ra, các công ty Trung Quốc có thể chỉ cần vận chuyển sản phẩm của họ đến những nơi như Việt Nam và sau đó tái xuất chúng sang Mỹ hoặc một điểm đến cuối cùng khác để tránh thuế quan.

Nhưng một vũ khí mới của chiến tranh thương mại có thể sẽ trở nên thịnh hành - hạn chế xuất khẩu. Luật pháp cấm xuất khẩu một số sản phẩm có giá trị cao có khả năng biến chuỗi cung ứng toàn cầu thành một chiến lược ít khả thi hơn.

Thông thường, chuỗi cung ứng cho một sản phẩm phức tạp như điện thoại thông minh bao gồm  việc sản xuất các linh kiện công nghệ cao, đắt tiền ở một quốc gia tiên tiến - ví dụ như Mỹ hoặc Nhật Bản - và sau đó vận chuyển các bộ phận này cho một nhà lắp ráp giá rẻ như Trung Quốc hoặc Việt Nam. Sản phẩm này nói rằng “Made in China” hay “Made in Vietnam” nhưng một phần lớn giá trị được tạo ra ở nước giàu. Hạn chế xuất khẩu có thể là một lực cản đối với hoạt động này.

Gần đây, việc sử dụng hạn chế xuất khẩu nổi bật nhất là việc Mỹ đưa các công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE vào cái gọi là danh sách đen. Các lệnh cấm riêng biệt có thể đánh gục các đại gia điện thoại di động của Trung Quốc, phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ, và họ sẽ cũng có thể làm tổn thương các công ty Mỹ bằng cách tước đi nguồn doanh thu của họ, nhưng họ không phải là mối đe dọa lớn đối với thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, một dấu hiệu đáng ngại hơn là quyết định gần đây của Nhật Bản về việc hạn chế xuất khẩu một số hóa chất công nghiệp sang Hàn Quốc.

Lan song han che xuat khau: Moi nguy cho ky nguyen chuoi cung ung toan cau?
Cổ phiếu Fedex suy giảm là vì thương mại chậm lại hay do chính nội tại công ty này?

Hàn Quốc là nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới. Ngành công nghiệp này trước đây là lĩnh vực cạnh tranh chủ yếu giữa các nước phát triển- Nhật Bản lần đầu tiên chiếm vị trí dẫn đầu từ Mỹ vào những năm 1980, nhưng trong thập niên 1990, các công ty Hàn Quốc đã chiếm vị trí hàng đầu và thị phần Nhật Bản giảm mạnh.

Nhưng các nhà sản xuất chip của Hàn Quốc như Samsung và SK Hynix vẫn phụ thuộc vào một số hóa chất công nghiệp được sản xuất tại Nhật Bản. Mới đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công bố một chính sách khiến việc bán các hóa chất này cho Hàn Quốc trở nên khó khăn hơn.

Nhiều người nghi ngờ hành động này, vốn được đa số công chúng Nhật Bản ủng hộ, là để trả đũa cho một cuộc tranh cãi về ngoại giao. Nhưng điều đó cũng có thể là các nhà lãnh đạo Nhật Bản rất khó chịu khi sự cạnh tranh của Hàn Quốc đã khiến họ mất đi vị thế ở một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của đất nước họ và muốn lấy lại nó. Sau khi thấy những tác động tiêu cực mà Huawei và ZTE phải gánh chịu do các hạn chế xuất khẩu của Mỹ, các nhà lãnh đạo Nhật Bản có thể đã quyết định rằng chiến thuật tương tự là một công cụ hiệu quả của chính sách công nghiệp. Lạ lùng thay, ông Abe cũng đang xem xét loại bỏ Hàn Quốc khỏi danh sách các thị trường xuất khẩu đáng tin cậy, điều này có thể ảnh hưởng đến một loạt các chuỗi cung ứng rộng lớn hơn nhiều.

Đây là một diễn biến đáng lo ngại, bởi vì Nhật Bản là một trong những nước thúc đẩy thương mại tự do lớn nhất trong vài năm qua. Mong muốn sử dụng các hạn chế xuất khẩu bằng chính sách công nghiệp có thể báo hiệu nhiều thay đổi. Các nước châu Âu có thể đã làm điều này rồi - Liên minh châu Âu đã thắt chặt việc hạn chế xuất khẩu đối với cái gọi là sản phẩm sử dụng kép, như công nghệ hạt nhân, thiết bị hóa học và điện tử công nghệ cao.

Việc hạn chế xuất khẩu tràn lan có thể có tác động sâu rộng hơn đến cấu trúc thương mại toàn cầu so với thuế quan của ông Trump. Xu hướng có thể khiến các nước từ bỏ chuỗi cung ứng công nghệ cao quốc tế. Một thế giới nơi mỗi quốc gia tự sản xuất các sản phẩm công nghệ của mình từ đầu đến cuối sẽ tạo ra các sản phẩm đắt tiền hơn và khiến các quốc gia có khả năng sử dụng lực lượng quân sự để giải quyết xung đột. Vì vậy, các nhà quan sát nên theo dõi chặt chẽ về sự lây lan của các động thái hạn chế xuất khẩu.

► Toàn cầu hóa đã "tan rã"

Nguồn Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới